Đối với vận tải hàng hóa qua đường biển thì việc tham gia bảo hiểm là cách tốt nhất để hạn chế các thiệt hại về mặt tài chính khi gặp những tai nạn trong quá trình áp tải hàng hóa.
Các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển
I. Bảo hiểm trong vận tải đường biển là gì?
- Bảo hiểm trong vận tải đường biển (bảo hiểm hàng hải) là một loại bảo hiểm thuộc bảo hiểm phi nhân thọ, nhằm hỗ trợ, giảm thiểu các rủi ro trên biển, trên sông hoặc các rủi ro trên bộ có liên quan đến quá trình vận chuyển bằng tàu, thuyền trên biển.
- Bảo hiểm trong vận tải đường biển hạn chế những ảnh hưởng gây tổn thất hàng hóa.
- Là một trong những loại bảo hiểm được nhiều doanh nghiệp tham gia vì tính thiết thực mà nó mang lại.
II. Các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển
1, Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch vận chuyển nhiều trong thời gian tới. Có thể là: Hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian, hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá.
Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác được ghi cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Và đơn vị bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho hàng hóa trong phạm vi một chuyến.
2, Hợp đồng bảo hiểm mở
Là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho lô hàng có khối lượng vận chuyển lớn, trong nhiều chuyến tiếp theo ở một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc không giới hạn về thời gian.
Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động và phí bảo hiểm sẽ được trả theo chứng từ trong khoảng thời gian đã thỏa thuận (thường thanh toán theo tháng).
III. Sự cần thiết của bảo hiểm trong vận tải đường biển
Quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển bằng tàu, thuyền chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (thiên tai, các tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, hỏng tàu, chìm tài, cướp biển,…) mà doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
Hơn nữa, việc xuất – nhập khẩu hàng hóa phải vượt qua biên giới của một hoặc nhiều quốc gia và các đơn vị xuất/nhập khẩu ít khi trực tiếp áp tải hàng hóa mà phải thuê đơn vị vận chuyển. Và thông thường, theo hợp đồng thì đơn vị vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm về một số tổn thất của hàng hóa trong giới hạn nhất định mà không phải tất cả các rủi ro có thể xảy đến với hàng hóa trong quá trình vận tải.
Vì vậy, việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hải là một đối sách hợp lý nhằm hạn chế các rủi ro và thiệt hại không đáng có.
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá xuất – nhập khẩu qua đường biển cần lưu ý một số điều sau:Tạm kết: Việc mua bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp để được đền bù, giảm thiểu các thiệt hại về tài chính khi có có những tai nạn không đáng tiếc xảy ra trong quá trình xuất – nhập khẩu hàng hàng. Trên đây là khái niệm và các loại bảo hiểm trong vận tải đường biển hiện nay, hy vọng bài viết cung cấp được những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
IV. Câu hỏi hường gặp
Câu hỏi 1: Các loại bảo hiểm đường biển phổ biến hiện nay là gì?
Các loại bảo hiểm đường biển phổ biến hiện nay bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I)
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển (cargo insurance)
- Bảo hiểm thân tàu (hull insurance)
- Bảo hiểm hàng hóa quá cảnh (transit insurance)
- Bảo hiểm hàng hóa đặc biệt (special cargo insurance)
Câu hỏi 2: Bảo hiểm đường biển được áp dụng cho những loại hàng hóa nào?
Bảo hiểm đường biển có thể được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa, bao gồm hàng hóa thông thường, hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa giá trị cao,...
Câu hỏi 3: Điều kiện bảo hiểm đường biển là gì?
Điều kiện bảo hiểm đường biển là những quy định về phạm vi, mức độ bảo hiểm, trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm. Các điều kiện bảo hiểm đường biển được quy định trong các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, chẳng hạn như điều kiện bảo hiểm Institute Cargo Clauses (ICC).
Câu hỏi 4: Cách tính phí bảo hiểm đường biển như thế nào?
Phí bảo hiểm đường biển được tính dựa trên các yếu tố sau:
- Giá trị hàng hóa
- Loại hàng hóa
- Tuyến đường vận chuyển
- Điều kiện bảo hiểm
Nội dung bài viết:
Bình luận