Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác. Vậy có các loại báo cáo tài chính ngân hàng nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng ACC tìm hiểu nhé!
Các loại báo cáo tài chính ngân hàng
1. Báo cáo tài chính của ngân hàng là gì?
- Báo cáo tài chính ngân hàng là tổng hợp các báo cáo trình bày tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của ngân hàng
- Những báo cáo trong hệ thống báo cáo tài chính ngân hàng gồm những văn bản đặc biệt riêng theo tiêu chuẩn, nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán
- Báo cáo tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của các ngân hàng
2. Vai trò của báo cáo tài chính ngân hàng
Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
- Qua những con số được trình bày tổng quát, phản ánh rõ nét về tài sản, nguồn vốn và toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng trong kỳ giúp cho người đọc nắm bắt được thực tiễn hoạt động của các ngân hàng một cách trực quan nhất học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- Cung cấp những thông tin cần thiết để phục vụ các nhà quản trị ngân hàng thương mại và các đối tượng khác như cổ đông hay các nhà quản lý cấp trên nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Báo cáo tài chính của ngân hàng cung cấp những thông tin về kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng thương mại giúp cho việc kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh của NHTM như tình tình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn
- Những chỉ tiêu và số liệu được lập trên báo cáo tài chính là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu quan trọng khác nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và hiệu quả của các quá trình kinh doanh khác học phân tích báo cáo tài chính
- Là tài liệu quan trọng để làm căn cứ cho việc các chủ sở hữu, nhà đầu tư phân tích để đưa ra quyết định về quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu từ vào ngân hàng
- Là căn cứ để xây dựng các kế hoạch tài chính, kinh tế, xã hội của ngân hàng, căn cứ để đưa ra những biện pháp tăng cường quản trị ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thương mại
3. Đối tượng áp dụng báo cáo tài chính
Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính bao gồm:
– Đối tượng lập BCTC năm:
Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.
– Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
Lưu ý:
Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của riêng đơn vị mình và BCTC tổng hợp.
Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập BCTC của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp BCTC của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
4. Những nguyên tắc cơ bản lập và trình bày Báo cáo tài chính ngân hàng
- Cơ sở dồn tích
Với nguyên tắc dồn tích, báo cáo tài chính phải thể hiện được tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được ghi sổ khi phát sinh ở các niên độ kế toán mà chúng có liên quan.
- Hoạt động liên tục
Để lập được báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần đánh giá khả năng kinh doanh liên tục. Trong trường hợp, doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản, giải thể, giảm phần lớn quy mô hoạt động hoặc có những nhân tố gây ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất kinh doanh nhưng việc áp dụng nguyên tắc liên tục vẫn phù hợp thì cần diễn giải cụ thể.
- Tính nhất quán
Các khoản mục trong báo cáo tài chính cần trình bày và phân loại theo nguyên tắc nhất quán giữa các niên độ kế toán, để có thể thống nhất và so sánh được các thông tin. Nếu có thay đổi, cần thông báo trước và giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính.
- Trọng yếu và tập hợp
Những thông tin trọng yếu trong báo cáo tài chính cần phải trình bày riêng biệt. Trong khi đó, những thông tin không quan trọng có thể tổng hợp và hiện một cách tổng quát.
- Nguyên tắc bù trừ
Khi lập các báo cáo tài chính không được phép bù trừ giữa tài sản và các khoản công nợ, giữa thu nhập với chi phí. Trong trường hợp vẫn tiến hành tiến hành bù trừ giữa các khoản này thì phải dựa trên cơ sở tính trọng yếu và phải diễn giải trong thuyết minh báo cáo tài chính.
- Có thể so sánh
Thông tin số liệu dùng để so sánh giữa các kỳ trong báo cáo tài chính thì cần trình bày tương ứng với nhau. Để giúp cho người sử dụng hiểu rõ báo cáo tài chính, các thông tin so sánh phải có nội dung diễn giải bằng lời.
Những nguyên tắc kể trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, chính vì vậy, trong quá trình lập hệ thống báo cáo tài chính cần lưu ý đảm bảo việc thực hiện đồng thời. Đó là cơ sở để các báo cáo tài chính cung cấp được những thông tin tin cậy, đầy đủ, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định.
5. Các loại báo cáo tài chính ngân hàng theo quy định pháp luật
Báo cáo tài chính được lập nên bởi các kế toán viên, nhằm mục đích đưa ra những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Căn cứ theo mục đích sử dụng của báo cáo tài chính, chúng ta có thể chia thành 4 loại phổ biến như sau:
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
- Bảng cân đối kế toán
5.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập khác và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp một cách tóm lược; thể hiện hoạt động của đơn vị trong 1 giai đoạn cụ thể như tháng/ quý/ năm. cho một kỳ cụ thể, như tháng, quý hay năm.
Đây là một báo cáo mang tính chất độc lập, cho thấy kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, bằng doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ lãi.
5.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là loại báo cáo thể hiện việc doanh nghiệp, tổ chức đã tạo ra, sử dụng dòng tiền như thế nào trong 1 kỳ nhất định.
Cụ thể hơn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào - ra của các dòng tiền trong một kỳ với ba loại hoạt động như sau:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
- Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư
- Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.
5.3. Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu sẽ thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định một cách ngắn gọn, cụ thể nhất.
Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm:
- Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ
- Giảm do chủ sở hữu rút vốn hay từ lỗ thuần trong kỳ.
5.4. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần nguồn vốn và tài sản, liệt kê cụ thể thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày), cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Cụ thể:
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì?
BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây:
– BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
– BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
– BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
6.2. Thời hạn muộn nhất để nộp báo cáo tài chính với doanh nghiệp là khi nào?
Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Các đơn vị kế toán khác chậm nhất là 90 ngày.
Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn quy định.
Như vậy, bài viết trên đây ACC đã chia sẻ với các bạn về các loại báo cáo tài chính ngân hàng. Mong rằng, bài viết này sẽ phần nào giúp được các bạn thuận lợi vượt qua mùa báo cáo tài chính năm nay. Mọi thắc mắc hay thông tin nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi, ACC với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ hộ trợ bạn kịp thời và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận