Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Doanh nghiệp phải đăng kí vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng trong mọi trường hợp không được tự ý giảm vốn điều lệ xuống thấp hơn vốn pháp định. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức tài sản của doanh nghiệp thấp hơn vốn điều lệ thì phần thua lỗ có thể được chuyển cho năm tài chính tiếp theo hoặc giảm vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì vốn pháp định đồng thời cũng là vốn điều lệ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty là gì? [Chi tiết 2023]
1. Tăng vốn điều lệ là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định tại Khoản 34 Điều 4 về vốn điều lệ như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Còn với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần thì vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Pháp luật doanh nghiệp hiện nay không quy định cụ thể vốn điều lệ cho từng loại hình doanh nghiệp. Do đó, việc tăng vốn điều lệ là nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhằm tái cấu trúc về vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc thay đổi vốn điều lệ cần thực hiện thủ tục thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục trong đó có thông báo tăng vốn điều lệ với cơ quan thuế.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tăng vốn điều lệ khi, thành viên của công ty tăng thêm vốn góp; Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.
2. Hình thức Tăng, giảm vốn điều lệ công ty TNHH
– Hình thức tăng vốn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khoản 1, 2 Điều 68 Mục 1, Chương 3 Luật Doanh nghiệp 2014 đã trình bày rất chi tiết về việc tăng vốn điều lệ đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Theo đó, Công ty TNHH 2 thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức như sau:
+ Tăng vốn góp của thành viên;
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
+ Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
– Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Ngoài việc tăng vốn điều lệ, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng có thể giảm vốn điều lệ nếu: Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên khi thành viên đó không tán thành việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên hoặc tổ chức lại công ty; Sau khi doanh nghiệp hoạt động liên tục trong 2 năm, công ty có thể giảm vốn điều lệ để hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên; Các thành viên chưa góp vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn, số tiền đã cam kết.
– Hình thức Tăng vốn điều lệ với Công ty TNHH 1 thành viên
Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH 1 thành viên vẫn có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:
+ Chủ sở hữu tự đầu tư thêm vốn;
+ Huy động vốn góp từ người khác.
Trong trường hợp huy động vốn góp từ đối tượng khác, công ty TNHH 1 thành viên sẽ phải thay đổi tổ chức quản lý theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên (tùy theo nhu cầu phát triển của công ty). Khi thay đổi tổ chức quản lý, chủ sở hữu cần phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đăng ký thành lập trong thời hạn 10 ngày tính từ thời điểm thay đổi.
– Hình thức giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên
Quy định pháp luật về việc giảm vốn điều lệ đối với Công ty TNHH 1 thành viên được trình bày trong Khoản 1, Điều 87, Mục 2, Chương 3, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ khi chủ sở hữu không góp đủ hoặc quá thời hạn đã ghi trong Điều lệ công ty. Ngoài ra, khi công ty hoạt động liên tục trong 2 năm, có thể hoàn trả một phần vốn góp.
3. Hình thức tăng, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
– Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Các cá nhân, tổ chức có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách:
+ Phát hành cổ phiếu mới;
+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần; trả cổ tức bằng cổ phiếu;
+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn.
Mỗi hình thức đều có những quy định khác nhau. Vì thế khi thực hiện tăng vốn điều lệ công ty cổ phần các cá nhân, tổ chức cần nghiên cứu kỹ lưỡng.
– Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Cũng giống như hai loại hình doanh nghiệp trước, công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp khi hoạt động liên tục trong hơn hai năm và đã thanh toán đầy đủ những khoản nợ. Các cổ đông đăng ký mua cổ phần nhưng trong thời hạn 90 ngày không thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn quy định trên, công ty có thể thay đổi vốn điều lệ công ty.
Trên đây là Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty là gì? [Chi tiết 2023]. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung trên. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận