Trong thời đại hội nhập như hiện nay thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng trở nên thông dụng trong thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp. Để giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức pháp luật khi soạn thảo các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế ACC mời bạn tham khảo bài viết Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế.
1. Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ…
Vậy về cơ bản, hợp đồng thương mại quốc tế cũng chính là ý chí hoàn toàn tự nguyện giữ các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế.
2. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế
2.1 Điều khoản thông tin các bên
Đây thường là điều khoản đầu tiên và bắt buộc phải có trong một hợp đồng thương mại. Cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia ký kết hợp đồng khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, ta cần phải xác định cụ thể cá nhân, tổ chức nào tham gia vào hợp đồng thương mại này.
Để xác định được tư cách chủ thể của các bên thì cần phải có các thông tin cơ bản sau:
- Đối với cá nhân: Tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân và địa chỉ thường trú. Nội dung này ghi chính xác theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc hộ khẩu và cũng nên kiểm tra trước khi ký kết.
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Tên, Trụ sở, Giấy phép thành lập và người đại diện theo pháp luật. Các nội dung trên phải ghi chính xác theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhhoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp.
2.2 Điều khoản về đối tượng của hợp đồng
Đây được hiểu là điều khoản để các bên xác định về đối tượng của hợp đồng. Ví dụ như về tên, số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa… nắm bắt được thông tin về hàng hóa.
2.3 Điều khoản về giá cả
Các bên khi thoả thuận về giá cả cần đề cập các nội dung sau: Đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Về đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (giá di động). Thông thường quy định giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.
2.4 Điều khoản thanh toán
Trong điều khoản này, các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.
- Đối với phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay: Thanh toán trực tiếp; Thanh toán thông qua chuyển khoản và thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).
- Đối với đồng tiền thanh toán: Các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hoặc USD hay một đồng tiền khác tùy theo ý trí các bên. Tuy nhiên chỉ nên để một loại đồng tiền thanh toán duy nhất.
- Đối với thời hạn thanh toán: Mặc dù pháp luật quy đinh các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì vẫn có phương thức xác định. Tuy nhiên, các bên vẫn nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.
2.5 Điều khoản về phạt vi phạm
Đây là điều khoản các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên nếu các bên không thỏa thuận điều khoản này thì khi xảy ra vi phạm, các bên sẽ không được phạt vi phạm hợp đồng. Do vậy, để đề phòng thì các bên nên quy thỏa thuận điều khoản này trong hợp đồng.
Các bên thỏa thuận cụ thể mức phạt vi phạm, nhưng không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận cụ thể chỉ một số trường hợp vi phạm mới bị phạt vi phạm hoặc tất cả các vi phạm đều bị áp dụng.
2.6 Điều khoản quyền và nghĩa vụ các bên
Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Trên thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
2.7 Điều khoản giải quyết tranh chấp
Điều khoản quy định hình thức giải quyết tranh chấp ( thương lượng, hòa giải,tòa ấn), cơ quan giải quyết tranh chấp ( Trọng tài thương mại, tòa án..)
2.8 Các điều khoản khác
Ngoài các điều khoản cơ bản ở trên, các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản khác phù hợp với giao dịch và quy định cảu pháp luật để chi tiết hơn.
Các bên cũng lưu ý nên ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản ngoài các trường hợp bắt buộc để đảm bảo hơn cho quá trình thực hiện giao dịch thương mại.
Căn cứ pháp lý điều chỉnh Hợp đồng thương mại là Luật Thương mại 2005, Bộ Luật Dân sự 2015, Công ước Viên năm 1980,... và luật chuyên ngành.
3. Câu hỏi thường gặp
Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế?
Nguồn luật áp dụng cho hợp đồng TMQT rất đa dạng và phức tạp bởi nó có thể chịu sự điều chỉnh không chỉ pháp luật quốc gia của các bên mà còn có thể chịu sự điều chỉnh của các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, án lệ quốc tế. Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn nguồn luật áp dụng cho hợp đồng của mình. Một số căn cứ điều chỉnh như là Luật thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Công ước viên 1980...
Hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế?
Hiện nay có hai quan điểm phổ biến về hình thức của hợp đồng thương mại quốc tế:
- Thứ nhất: HĐTMQT có thể đước ký kết bằng bất kỳ hình thức nào như lời nói, văn bản, hành vi,… do các bên tự thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước phát triển như Anh, Mỹ,…
- Thứ hai: HĐ phải được ký kết bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật TM2005. (CISG có quy định về hình thức của HĐ là bất kỳ hình thức nào nhưng để dung hòa hai qun điểm trên nên cũng có một quy định về bảo lưu điều trên nếu pháp luật quốc gia đó yêu cầu hình thức của HĐ phải bằng văn bản.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận