
Căn cứ Điều 153 BLHS:Tội buôn lậu
“1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;
b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;
c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;
e) Thu lợi bất chính lớn;
g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;
h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
k) Phạm tội nhiều lần;
l) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;
b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;
c) Thu lợi bất chính rất lớn;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Người vi phạm còn có thể bị phạt tiền từ ba đến ba mươi triệu đồng, tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc hành nghề nhất định từ một năm đến năm năm. .. năm năm.
Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể của tội phạm là hành vi vi phạm chính sách quản lý ngoại thương.
- Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau đây:
Hành vi khách quan là hành vi trao đổi trái phép hàng hóa qua biên giới quốc gia. Địa điểm phạm tội xuyên biên giới quốc gia là dấu hiệu bắt buộc. Các đối tượng bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm pháp thuộc ba nhóm sau:
- Hàng cấm phải có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi từ Điều 153 đến Điều 161 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích. Lưu ý: Hàng cấm chịu sự tác động của Điều 153, trừ hàng cấm đã được xếp vào tội phạm độc lập như ma túy, vũ khí quân dụng... do các loại hàng này đã được xếp vào tội phạm có tên gọi độc lập.
- Hiện vật thuộc di tích lịch sử văn hóa.
- Các hàng hóa khác phải có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu dưới 100 triệu đồng thì phải đáp ứng một trong hai điều kiện:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định từ Điều 153 đến Điều 161.
- Đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xóa án tích.
- Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan của tội cố ý trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận