Các chức vụ giám đốc trong công ty

 

Các chức vụ giám đốc trong công ty có lẽ không còn quá xa lạ khi bạn làm việc trong các công ty lớn hay tập đoàn nước ngoài. Để hiểu rõ và biết nhiều hơn, mời bạn tham khảo bài viết này của ACC.

cac-chuc-vu-trong-cong-ty-can-co-cap-nhat-2023-2

Các chức danh giám đốc trong công ty

1. Chức vụ giám đốc

Các chức vụ giám đốc trong bộ C-suite thường bắt đầu bằng chữ C, có nghĩa “Chief” (giám đốc) trong tiếng Việt. Bộ C-suite đại diện cho những cá nhân có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức. Để đạt được những vị trí này, mọi người phải có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ.

2. Các chức vụ giám đốc trong công ty

Cùng ACC điểm qua các chức vụ giám đốc phổ biến trong công ty nhé!

Chương trình đào tạo Giám đốc Kinh doanh – CCO - Trường Doanh nhân Top  Olympia

CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành

CEO là vị trí thường xuyên được nhắc đến đầu tiên khi nói về các chức danh giám đốc trong một công ty.

Đây là người lãnh trọng trách điều hành cao nhất đối với toàn bộ hoạt động của một công ty; tập đoàn hoặc tổ chức.

Có thể nói, họ chính là người dẫn đầu, đưa ra mọi quyết sách và phê duyệt mọi hoạt động, nhằm đảm bảo công ty phát triển theo đúng hướng mà Hội đồng Quản trị đề ra. 

Không chỉ giữ sự ổn định, CEO còn có trách nghiệm giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển vững mạnh. 

Chức danh CEO không chỉ đại diện cho việc điều hành; mà còn phải am hiểu rất nhiều lĩnh vực khác nhau vì họ giải quyết nhiều vấn đề đôi khi không liên quan đến kinh doanh. 

Thông thường, CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là hai người khác nhau. Tuy tách biệt nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết khi cùng quản lý công ty. Thế nhưng đôi khi, Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm vị trí luôn CEO. 

CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính

Các chức vụ trong công ty phổ biển và quan trọng nhất hiện nay - THẾ GIỚI  IN ẤN

Trong các chức danh giám đốc của một công ty, bạn không thể không nhắc đến CFO. 

Để trả lời cho câu hỏi CFO là gì, thì đó là người chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động tài chính, trực tiếp quản lý ngân sách bằng việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính của công ty.

Từ đó, đưa ra các biện pháp khai thác, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cũng như cảnh báo các nguy cơ trong tương lai. 

CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc Marketing

Một trong các chức danh giám đốc quan trọng khác của công ty chính là CMO. CMO có hiểu biết và kiến thức sâu rộng về tiếp thị – truyền thông và nhiều lĩnh vực chuyên môn khác để kịp thời tư vấn cho CEO. 

Họ có năng lực chuyên môn lẫn năng lực quản lý nhằm xử lý công việc; phân tích thị trường; phân công nhân viên làm việc hiệu quả.

CMO phải thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng; cũng như đối thủ. Vai trò chính của họ là phát triển sản phẩm; đa dạng hóa kênh truyền thông tiếp thị; nghiên cứu thị trường; chăm sóc khách hàng; phát triển kênh phân phối; quan hệ công chúng; quản trị bán hàng; v.v. 

So với các chức danh giám đốc kể trên, CLO có lẽ còn mới lạ đối với nhiều người. CLO là người giúp công ty giảm thiểu các rủi ro về mặt pháp lý bằng cách tư vấn cho CEO bất kỳ vấn đề pháp lý nào công ty phải đối mặt. 

Họ cập nhật thường xuyên những thay đổi của pháp luật mà có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Thêm vào đó, CLO còn là người chịu trách nhiệm cho các chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên trong công ty về luật lao động hay các vấn đề pháp lý có liên quan tới công việc của họ.

CLO phải nhận thức và tuân thủ các vấn đề về pháp lý, không vi phạm pháp luật; đồng thời đưa ra các phương án khắc phục đối với những rắc rối gặp phải. 

Họ vừa là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp trong trường hợp xảy ra các vấn đề liên quan đến pháp luật; cũng như đóng vai trò giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và các luật sư nội bộ.

CCO (Chief Commercial Officer) – Giám đốc thương mại

Giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp - Online - Đào tạo online

CCO cũng là một vị trí ít được biết đến trong các chức danh giám đốc doanh nghiệp. Vậy giám đốc thương mại là ai; vị trí này có vai trò như thế nào trong hoạt động của công ty? 

Trả lời cho câu hỏi trên, CCO là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của một doanh nghiệp. CCO còn được biết đến với tên gọi là giám đốc kinh doanh trong công ty.

COO (Chief Operations Officer) – Giám đốc vận hành

COO là một trong các chức danh giám đốc trong công ty và có tầm quan trọng không thua kém gì CEO. Nếu CEO là người đứng đầu đảm bảo cho hoạt động của công ty diễn ra theo đúng chiến lược đã đề ra thì COO là người thực hiện những nhiệm vụ đó. 

Họ trực tiếp làm việc với các lãnh đạo cao cấp khác như: CFO, CMO, CLO, CCO và báo cáo với CEO về tất cả các vấn đề trong việc phát triển kinh doanh của công ty. 

Nếu CEO là Tổng giám đốc thì COO tương đương với chức vụ Phó Tổng giám đốc. Nếu CEO là “bộ não” của công ty thì COO chính là “cánh tay phải đắc lực” của doanh nghiệp để đưa các chính sách hay kế hoạch đi vào thực tiễn.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Chức vụ giám đốc nào là quan trọng nhất?

Chức vụ giám đốc quan trọng nhất trong công ty là Tổng giám đốc (CEO). Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm về hoạt động tổng thể của công ty, bao gồm cả việc ra quyết định cuối cùng đối với tất cả các vấn đề.

Các chức vụ giám đốc khác cũng quan trọng không kém, nhưng chúng tập trung vào các lĩnh vực cụ thể của hoạt động kinh doanh. Ví dụ, Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của công ty, Giám đốc tiếp thị chịu trách nhiệm về các hoạt động tiếp thị của công ty, và Giám đốc vận hành chịu trách nhiệm về hoạt động hàng ngày của công ty.

2. Chức vụ giám đốc nào là cao nhất?

Chức vụ giám đốc cao nhất trong công ty là Tổng giám đốc (CEO). Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty và có quyền quyết định cuối cùng đối với tất cả các vấn đề.

Các chức vụ giám đốc khác có thể được xếp hạng theo mức độ quan trọng hoặc theo mức độ báo cáo của họ với Tổng giám đốc. Ví dụ, Giám đốc tài chính thường được coi là một trong những chức vụ giám đốc quan trọng nhất, nhưng họ báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc.

3. Các chức vụ giám đốc có thay đổi theo quy mô của công ty không?

Có, các chức vụ giám đốc có thể thay đổi theo quy mô của công ty. Đối với các công ty nhỏ, các chức vụ giám đốc có thể được gộp lại với nhau. Ví dụ, một công ty nhỏ có thể chỉ có một người giám đốc chịu trách nhiệm về cả hoạt động tiếp thị và bán hàng.

Đối với các công ty lớn, các chức vụ giám đốc có thể được chia nhỏ hơn để đảm bảo hiệu quả quản lý. Ví dụ, một công ty lớn có thể có nhiều Giám đốc tiếp thị, mỗi người phụ trách một lĩnh vực cụ thể như tiếp thị sản phẩm, tiếp thị thương hiệu hoặc tiếp thị kỹ thuật số.

4. Tôi có thể trở thành giám đốc không?

Có, bạn có thể trở thành giám đốc. Tuy nhiên, để trở thành giám đốc, bạn cần có các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Các kỹ năng cần thiết để trở thành giám đốc bao gồm:

  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng quản lý
  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn cũng cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chức vụ giám đốc mà bạn muốn đảm nhận. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành Giám đốc tiếp thị, bạn cần có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tiếp thị.

Để trở thành giám đốc, bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm kiếm các vị trí quản lý cấp thấp trong công ty. Khi bạn đã có kinh nghiệm quản lý, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các vị trí giám đốc. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo