Các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà quản trị có thêm những căn cứ chính xác trong quyết định kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu quan trọng trong BCTC được dùng là gì? ACC sẽ giải đáp trong bài viết sau.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ GÌ? HỆ THỐNG CHỈ TIÊU QUAN TRỌNG 

1. Phân tích báo cáo tài chính là gì? 

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là báo cáo thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài chính. Nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp (DN), phân tích báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò quan trọng nhất. Phân tích BCTC cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng nhất về tình hình tài chính, tình hình vốn, công nợ… cho nhà quản trị DN kịp thời đưa ra các quyết định điều hành.

Mục đích của phân tích BCTC:

  • Là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ tin cậy, làm giảm sự phụ thuộc vào linh cảm, vào dự đoán và vào trực giác.
  • Tạo sự chắc chắn cho các quyết định kinh doanh.

Các kỹ thuật phân tích BCTC thường gặp:

  • Phân tích theo chiều ngang: Trong đó so sánh hai hay nhiều năm của dữ liệu tài chính bằng đô la và hình thức tỷ lệ phần trăm
  • Phân tích theo chiều dọc: Nơi từng loại hoặc tài khoản trên Bảng cân đối kế được liệt kê như là một tỷ lệ phần trăm của tổng số tài khoản
  • Tỷ lệ phân tích, mà tính toán mối quan hệ thống kê giữa dữ liệu

2. Hệ thống chỉ tiêu quan trọng trong BCTC

2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn

  • Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của DN trước hết phải xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số của nó ở cả thời điểm đầu năm (năm trước) và cuối kỳ (năm nay).
  • Thông qua so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm, cả về số tiền, tỷ trọng, sẽ khái quát đánh giá được sự phân bổ của nguồn vốn có hợp lý hay không.
  • Sau đó kết luận chính xác hơn về cơ cấu nguồn vốn của DN. Từ đó giúp nhà quản trị DN đưa ra các quyết định thích hợp, kịp thời trong quản lý nguồn vốn

Nhà phân tích nên có những đánh giá về cơ cấu nguồn vốn tổng quát cũng như một số thành phần vốn quan trọng của DN như:

  • Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu.(1)
  • Tỷ lệ vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn = Tổng vay ngắn hạn/Tổng nguồn vốn (2)
  • Tỷ lệ nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả người bán/Tổng nguồn vốn (3)
  • Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả = Tổng nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả (4)

Trong đó:

  • Chỉ tiêu (1) là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về cơ cấu nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện cơ cấu nguồn vốn càng rủi ro của DN.
  • Chỉ tiêu (2), (3), (4) cho phép nhà phân tích đánh giá về nhu cầu tiền và các nguồn tài trợ trong ngắn hạn của DN. Nếu các chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động kinh doanh của DN phụ thuộc nhiều vào việc tài trợ vốn ngắn hạn, đồng thời, cũng thể hiện nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn của DN lớn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính hay ngược lại là sự tự chủ về tài chính của DN.

2.2. Khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn

  • Chỉ số thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn.
  • Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản nhanh/Tổng nợ ngắn hạn.

Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khả năng thanh toán lãi vay và mức độ rủi ro tài chính. Trong đó, một số chỉ tiêu nhà quản trị DN cần quan tâm khi phân tích khả năng thanh toán dài hạn như sau:

  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Chi phí lãi vay.
  • Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản.
  • Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu.
  • Hệ số thanh toán tài sản dài hạn đối với nợ dài hạn = Tài sản dài hạn/Nợ dài hạn

Các chỉ tiêu hệ số nợ, hệ số tài trợ hay hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu đều thể hiện mức độ rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu.

  • Nếu hệ số nợ và hệ số nợ phải trả vốn chủ sở hữu cao, thể hiện mức độ rủi ro tài chính lớn. Vì vậy, khả năng thanh toán gốc nợ vay dài hạn sẽ kém.
  • Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp DN mất khả năng thanh toán.
  • Trong khi đó, chỉ tiêu hệ số thanh toán của tài sản dài hạn càng cao thì các khoản nợ dài hạn càng được bảo đảm an toàn.

2.3. Khả năng sinh lời

Một DN có khả năng sinh lời khi và chỉ khi năng lực tạo lợi nhuận của DN lớn hơn mức mà nhà đầu tư có thể tự tạo ra trên thị trường vốn.

Tỷ suất sinh lời của vốn:

  • Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời thực sự của vốn trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới.
  • Chỉ tiêu này mà cao mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh được bảo đảm, chỉ tiêu này thấp, độ rủi ro cao.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu:

  • Chỉ tiêu này cho biết sau một kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, DN thu được 100 đồng doanh thu. Hoặc doanh thu thuần thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
  • Chỉ tiêu này thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị và tình hình mở rộng thị trường.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu:

  • Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu trong kỳ hoạt động hoặc kỳ vọng cho kỳ tới.
  • Nếu chỉ tiêu này cao, các nhà quản trị có thể phát hành thêm cổ phiếu, huy động thêm vốn góp đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
  • Nếu thấp khi đó dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra.

2.5. Hiệu quả kinh doanh

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí:

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:

  • Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu %.
  • Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
  • Tỷ suất giá vốn bán hàng trên doanh thu thuần = (Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần) x 100.

Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:

  • Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần, DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí bán hàng.
  • Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ DN tiết kiệm được chi phí bán hàng và kinh doanh có hiệu quả và ngược lại.
  • Tỷ suất CPBH trên doanh thu thuần = (Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần) x 100.

Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần.

  • Chỉ tiêu này cho biết, để thu được 100 đồng doanh thu thuần, thì DN phải bỏ ra bao nhiêu chi phí quản lý DN.
  • Chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị DN càng cao và ngược lại.
  • Tỷ suất CPQL DN trên doanh thu thuần = (Chi phí quản lý/Doanh thu thuần) x 100.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần:

  • Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh
  • Và cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
  • Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận thuần từ HĐKD/Doanh thu thuần) x 100.

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần:

  • Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của các hoạt động DN tiến hành và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu lợi nhuận trước thuế.
  • Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần) x 100.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần:

  • Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh và cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần) x 100.

2.6. Rủi ro tài chính

Để biết được mức độ rủi ro tài chính của DN, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu liên quan đến phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN. Ngoài các chỉ tiêu trên thì ta còn sử dụng chỉ tiêu quan trọng khác sau đây:

  • Hệ số nợ trên tài sản = Tổng số nợ/Tổng số tài sản.
  • Hệ số nợ trên tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn.
  • Hệ số thu hồi nợ = (Doanh thu Thuần/Số dư bình quân các khoản phải thu) x 100.
  • Thời hạn thu hồi nợ bình quân = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số thu hồi nợ) x 100.
  • Hệ số quay vòng hàng tồn kho = (Trị giá vốn hàng xuất bản/Số dư bình quân hàng tồn kho) x 100.
  • Thời hạn quay vòng hàng tồn kho = (Thời gian trong kỳ báo cáo/Hệ số quay vòng hàng tồn kho) x 100.
  • Hệ số thanh toán lãi vay = (Tổng lợi nhuận trước thuế/Chi phí lãi vay) x 100.

2.7. Các chỉ số đòn bẩy tài chính

  • Chỉ số nợ = Tổng nợ/Tổng tài sản.
  • Chỉ số nợ – vốn cổ phần = Tổng nợ/Tổng vốn cổ phần
  • Số nhân vốn cổ phần = Tổng tài sản/Tổng vốn cổ phần.

Các chỉ số nợ cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán của DN. Và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài. Đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của DN. Trên thực tế, giá trị kế toán của các khoản nợ có thể khác rất nhiều so với giá trị thị trường. Một số hình thức nợ không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán như nghĩa vụ trả tiền hưu trí hay thuê tài sản.

  • Bao phủ lãi vay = Thu nhập trước lãi vay và thuế/lãi vay.

Ngoài ra, trong chỉ tiêu phân tích BCTC, còn phải chú ý đến một số chỉ tiêu như: Cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trên thu nhập của cổ phiếu, cổ tức trên thu nhập, cổ tức trên thị giá…

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc về phân tích báo cáo tài chính. Chúc các bạn thành công!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo