Bước 1: Chuẩn bị các thông tin về doanh nghiệp
Về cơ bản, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động, nên các vấn đề của doanh nghiệp khá đơn giản đều do chủ sở hữu quyết định độc lập. Trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chuẩn bị kĩ lưỡng các thông tin cần thiết về doanh nghiệp sau:
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh: chủ sở hữu doanh nghiệp được lựa chọn kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm tùy theo khả năng thực tế, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh khi tham gia các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Trụ sở công ty tư nhân: đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Tên doanh nghiệp gồm hai bộ phận sau: “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”. Đối với doanh nghiệp tư nhân, loại hình doanh nghiệp được viết là được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN. Còn tên riêng được viết bằng các chữ cái, chữ số và ký hiệu.
- Vốn đầu tư: là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định đầu tư vào hoạt động kinh doanh doanh nghiệp, và phải đăng ký chính xác với cơ quan đăng ký thành lập.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ thành lập công ty tư nhân là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thành lập doanh
- Giấy tờ ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
So với các mô hình kinh doanh khác thì hồ sơ mở công ty tư nhân tương đối đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận kết quả mở công ty tư nhân
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, chủ doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ xin thành lập theo hai cách:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi dự kiến đặt trụ sở cho doanh nghiệp tư nhân
- Nộp hồ sơ điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, sẽ phải trực tiếp ra Bộ phận một cửa nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng.
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận chuyển phát kết quả bằng dịch vụ bưu chính.
- Nếu hồ sơ mở công ty hợp lệ: cơ quan nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý.
- Nếu hồ sơ mở công ty không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ từ chối bằng văn bản và hướng dẫn sửa đổi hồ sơ để phù hợp với quy định của pháp luật. Phải thực hiện lại từ bước chuẩn bị hồ, bổ sung theo văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước
Bước 4: Khắc mẫu dấu doanh nghiệp tư nhân
Tuy không có tư cách pháp nhân nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có con dấu doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán bình thường theo quy định.
Do đó, sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân cần phải khắc mẫu dấu doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân được phép tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp 2020, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Bước 5: Công bố thông tin công ty tư nhân
Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện việc công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của công ty.
Thời hạn công bố là trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn chế mà không thực hiện thủ tục công bố, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
Bước 6: Thủ tục cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Sau khi thành lập công ty tư nhân, doanh nghiệp phải nhanh chóng thực hiện các thủ tục cần thiết để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh trên thực tế:
-
Thủ tục kê khai thuế ban đầu:
Nghĩa vụ thuế là bắt buộc với tất cả các mô hình doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp phải hoàn thành đúng thời hạn để tránh những rắc rối về nghĩa vụ thuế – trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp
-
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
Sau khi mở tài khoản thì trong vòng 10 ngày, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo lên Sở Kế hoạch và đầu từ để cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý và kiểm soát các giao
-
Thủ tục phát hành hóa đơn
In và phát hành hóa đơn là một trong những quyền của doanh nghiệp tư nhân. Sau khi lựa chọn hình thức hóa đơn, doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Công ty tư nhân là gì?
Trả lời: Công ty tư nhân là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và điều hành. Người sở hữu công ty tư nhân đảm nhận toàn bộ rủi ro tài chính và quản lý kinh doanh.
Câu hỏi 2: Các bước cơ bản để thành lập một công ty tư nhân là gì?
Trả lời: Các bước cơ bản để thành lập một công ty tư nhân bao gồm:
-
Chọn tên công ty: Chọn tên độc quyền cho công ty và kiểm tra tính khả dụng của tên này trong danh mục công ty.
-
Đăng ký kinh doanh: Đăng ký tên doanh nghiệp và hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của quốc gia hoặc khu vực bạn hoạt động.
-
Lập hồ sơ đăng ký: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm giấy tờ liên quan đến cá nhân sở hữu công ty và các chứng từ pháp lý.
-
Nộp đơn đăng ký: Nộp hồ sơ đăng ký tới cơ quan quản lý kinh doanh hoặc thương mại để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Câu hỏi 3: Có những yêu cầu pháp lý cụ thể nào để thành lập công ty tư nhân?
Trả lời: Yêu cầu pháp lý để thành lập công ty tư nhân có thể thay đổi tùy theo quốc gia và khu vực, nhưng thường bao gồm:
- Người sở hữu: Một cá nhân phải là người sở hữu duy nhất của công ty tư nhân.
- Vốn điều lệ: Đặt một số tiền vốn điều lệ ban đầu cho công ty.
- Đăng ký kinh doanh: Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
- Giấy tờ cá nhân: Cung cấp giấy tờ cá nhân và thông tin xác thực của người sở hữu.
Câu hỏi 4: Công ty tư nhân có những lợi ích và hạn chế gì?
Trả lời: Công ty tư nhân có những lợi ích và hạn chế sau:
Lợi ích:
- Điều khiển: Người sở hữu có toàn quyền kiểm soát và quyết định về hoạt động kinh doanh.
- Dễ dàng quản lý: Quy trình quản lý đơn giản hơn so với các hình thức công ty lớn hơn.
- Tính linh hoạt: Có khả năng thay đổi kích thước và mục tiêu kinh doanh nhanh chóng.
Hạn chế:
- Rủi ro tài chính: Người sở hữu phải chịu toàn bộ rủi ro tài chính của công ty.
- Hạn chế tài trợ: Công ty tư nhân thường khó khăn hơn trong việc huy động vốn so với các hình thức công ty khác.
- Giới hạn quy mô: Công ty tư nhân thường có giới hạn về quy mô hoạt động và mở rộng.
Nội dung bài viết:
Bình luận