Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông [Cập nhật 2024]

Việt Nam là một nước tỉ lệ tai nạn giao thông rất cao trên thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: say rượu, không làm chủ tốc độ, chủ quan, ý thức giao thông kém…chính những lý do trên đã làm cho số người bị thương và chết do tai nạn là rất cao, cũng chí vì thế mà an toàn giao thông hiện đang được xem vấn đề đang rất nhức nhối ở nước ta và chiếm được sự quan tâm của rất nhiều người. Các cơ quan truyền thông ra sức tuyên truyền, cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra nhằm xử lý người vi phạm, các mức án phạt cũng được đề ra nhằm răng đe những người vi phạm và mục đích chính của việc này là giảm số vụ tai nạn giao thông đến mức thấp nhất. Vậy Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Các Biện Pháp đảm Bảo An Toàn Giao Thông
Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông [Cập nhật 2023]

1. An toàn giao thông là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào định nghĩa “an toàn giao thông là gì?” nhưng có thể đơn giản là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khỏi những sự cố, tai nạn có thể dẫn đến bị thương hay tử vong. Thuật ngữ an toàn giao thông được sử dụng phổ biến trong cả lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

Sự an toàn trong giao thông được đảm bảo bằng hành vi, văn hóa khi tham gia giao thông, trong đó bao gồm sự hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về giao thông của người tham gia giao thông.

Cá nhân tham gia giao thông có thể lựa chọn cách xử sự cho an toàn với bản thân và những người tham gia giao thông khác. Mặc dù, pháp luật đã đưa ra rất nhiều quy định cấm, các quy định bắt buộc phải chấp hành cùng các chế tài xử phạt nhưng vẫn có số lượng lớn người tham gia giao thông chưa tuân thủ các quy định này dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông.

2. Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông, đơn cử có thể kể đến các nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân chủ quan:

  • Có thể do sự thiếu hiểu biết về các quy định của luật giao thông của một bộ phận người dân chưa nhiều, đặc biệt ở những khó khăn.
  • Sự thiếu ý thức chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông, đã biết về các quy định pháp luật về an toàn giao thông nhưng vẫn cố tình vi phạm: phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mủ bảo hiểm, lấn làn, đã uống rượu nhưng vẫn lái xe,…

- Nguyên nhân khách quan:

  • Do các sự cố bất ngờ xảy ra với phương tiện.
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông xuống cấp hoặc sau khi công trình giao thông đang tu sửa làm xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi trên đường dễ gây tai nạn giao thông.
  • Sự phân bố các biển báo giao thông còn chưa hợp lý và thống nhất.
  • Các chế tài xử phạt vi phạm luật giao thông chưa đủ để răn đe.

3. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông [Cập nhật 2023] 

- Nghiên cứu lý  luận để có  cách nhìn toàn diện, sâu sắc về an toàn giao thông.
Trong quá trình tổ chức công tác an toàn phải đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tai nạn giao thông .  Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, còn có những nguyên nhân gián tiếp khác tưởng chừng không liên quan gì đến  tại nạn. Thí dụ, việc phát triển mạng lưới điện thoại có thể làm giảm số người đi lại trên đường, giá ô tô, xe máy rẻ có thể làm tăng thêm các điểm ùn tắc giao thông trong thành phố. Không nắm được các yếu tố ảnh hưởng, mức  độ  ảnh hưởng của từng yếu tố  và mối liên quan giữa chúng  thì không thể đề ra các giải pháp thích hợp cho mỗi thời kỳ và các chính sách sẽ chồng chéo mâu thuẫn. Thí dụ : việc phát triển xe buýt được coi như 1 một trong mười sự kiện tiêu biểu cho thành tựu của thủ đô Hà nội năm 2005 nhưng đến nay lại có ý kiến cho rằng cần giảm xe buýt….

- Tăng cường sự điều tiết vĩ mô của nhà nước  và sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong giải quyết vấn đề an toàn giao thông.
Công tác an toàn giao thông liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp trong xã hội nên cần có sự điều  tiết vĩ mô của nhà nước.  Sự phối hợp giữa các bên cần được tổ chức  một cách chặt chẽ và có quy trách nhiệm rõ ràng cho từng công việc.  Những kẽ hở trong các chủ trương chính sách  có tác động xấu đến công tác an toàn giao thông cần được xem xét và điều chỉnh kịp thời.

- Tăng cường tính đồng bộ và hiệu lực của các biện pháp an toàn giao thông
Trong thời gian qua đã có nhiều đề xuất khác nhau về đảm bảo an toàn giao thông như hiện đại hoá cơ sở hạ tầng  giao thông vận tải, tăng cường phổ biến luật giao thông, hạn chế xe máy…. Đó chỉ là từng mặt riêng của một vấn đề. Các biện pháp riêng rẽ  sẽ ít có hiệu nghiệm. Công tác an toàn giao thông phải được thực hiện bằng các giải pháp đồng bộ để bổ xung hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện. Thí dụ việc tuyên truyền phổ biến luật lệ giao thông phải đi kèm với sử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, việc hạn chế xe máy phải đi cùng với  việc ưu tiên phát triển vận tải công cộng….

Phát triển cân đối  giữa năng lực thông qua của các tuyến đường và phương tiện tham gia giao thông. Việc phát triển các loại phương tiện vận chuyển phải căn cứ  trên cơ sở phát triển  của hệ thống cơ sở hạ tầng của ngành giao thông.  Ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phải có các biện pháp hạn chế  xe con, xe máy …

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải.
Các vấn đề an toàn phải được tính đến ngay từ khâu thiết kế xây dựng  công trình phục vụ vận tải. Khi xét duyệt các dự án  phát triển cơ sở hạ tầng  giao thông cần chú ý   đến các tiêu chuẩn về an toàn giao thông. Áp dụng  tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và hiện đại hoá trang thiết bị của ngành là một hướng chính để phòng ngừa  tai nạn.

- Tổ chức hợp lý việc bảo dưỡng , sửa chữa các công trình giao thông.
Do thiếu sự chỉ đạo chung, nhiều tuyến đường vừa làm xong lại bị đào lên để đặt các thiết bị điện nước… Các công trình sửa chữa thường kéo dài  gây trở ngại lớn cho giao thông  và là một trong các nguyên nhân  gây tắc nghẽn trong các giờ cao điểm. Các công trình trên cần được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhất vào những thời điểm hợp lý nhất và với khả năng cao nhất của lực lượng sửa chữa.

- Tăng cường phổ biến luật lệ và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.
Phần lớn những người tham gia giao thông hiện nay chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông. Luật lệ an toàn giao thông chưa được phổ cập cho tất cả mọi người. Song song với việc phổ biến, đào tạo… cần có  biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm  và  các biện pháp  khác để nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

  - Đẩy mạnh  xã hội hoá công tác vận chuyển hành khách thông qua chính sách trợ giá.
Trong hoàn cảnh hiện nay muốn thực hiện thành công việc xã hội hoá công tác vân chuyển hành khách thì trợ giá cho các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng phải dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Khuyến khích được các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia  vào lĩnh vực vận chuyển hành khách công cộng, gánh bớt một phần cho nhà nước.

+ Phải đặt giá vé ở mức độ thích hợp có  lợi cho người dân  khi sử  dụng phương tiện vận tải công cộng.

+  Hình thức  và mức độ trợ giá phải  phù hợp với khả năng kinh tế của đất nước, tránh lãng phí vì  số tiền trợ giá rất lớn .

+  Các chính sách trợ giá phải minh bạch, nhất quán trong suốt quá trình phát triển.

+ Phải tính đến sự phát triển hài hoà các loại hình vận tải trong hệ thống vận tải hành khách đô thị

-  Phát triển metro và đường sắt trên cao trong các đô thị.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi  dân số đô thị đạt tới một triệu người trở lên thì vận tải đường sắt đô thị bắt đầu phát huy được hiệu quả và có thể đóng vai trò chính trong vận tải hành khách nội đô. Tại các thành phố lớn trên thế giới như  Newyork, Luân đôn…. đường sắt đô thị đảm nhiệm hơn 70% khối lượng vận chuyển hành khách. So với các loại hình vận tải khác đường sắt đô thị có các ưu điểm nổi bật sau:

 + An toàn cao, tiện lợi cho hành khách.

 + Tốc độ nhanh, khối lượng vận chuyển lớn.

+ Tiết kiệm nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môI trường.

+ Tiết kiệm diện tích đất đai cho thành phố, không gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường tại các đô thị.

Căn cứ vào những ưu điểm  trên ta có thể kết luận rằng con đường hợp lý nhất để thoát ra khỏi tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông hiện nay tại các đô thị lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh… là phát triển đường sắt đô thị, tuy nhiên đây là một vấn đề  lớn cần được nghiên cứu thận trọng.

4. Đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của ai?

Việc đảm bảo an toàn giao thông không phải trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Bởi khoản 4 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ đã nêu rõ,  việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó không chỉ cá nhân và cả các cơ quan, tổ chức cũng cần phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông. Bất cứ ai tham gia giao thông cũng phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác.

Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông sẽ xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Chính vì vậy mà mọi người dân cần phải nâng cao ý thức cũng như các cơ quan chức năng cần phải tích cực tuyên truyền, kịp thời phát hiện và xử phạt những trường hợp vi phạm an toàn giao thông nhằm răn đe.

5. Tác dụng của việc đảm bảo an toàn giao thông

Vấn đề an toàn về sức khỏe, tính mạng và tài sản của cá nhân luôn được quan tâm, chính vì vậy, mà yêu cầu về việc đảm bảo an toàn giao thông luôn được ưu tiên hàng đầu.

Mục đích của việc ban hành các quy định hướng dẫn, các chế tài xử phạt cũng hướng đến việc đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, cố gắng giảm tỉ lệ tại nạn giao thông đến mức thấp nhất.

Việc đảm bảo an toàn giao thông sẽ đem đến rất nhiều lợi ích như:

- Đảm bảo sức khỏe, tính mạng của con người, giảm tỷ lệ thương tật, thiệt mạng do tai nạn giao thông.

- Giảm thiệt hại về kinh tế bao gồm tiền chạy chữa cho người bị nạn, tiền sữa chữa xe cộ, sửa chữa cơ sở hạ tầng, tránh ùn tắt giao thông và nhiều vấn đề khác.

Trên đây là Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông [Cập nhật 2023] mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo