Các biện pháp bảo toàn vốn cố định [Chi tiết 2024]

Quản lý vốn được đề cập đến việc giữ cho tài khoản của bạn không bị tổn hại hoặc giảm lỗ cũng như duy trì được mức lợi nhuận khi giao dịch. Quản lý vốn là kiểm soát hiệu quả cho các khoản chi tiêu vốn. Từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh tốt nhất cho kế hoạch đầu tư và phát triển lâu dài. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Các biện pháp bảo toàn vốn cố định [Chi tiết 2023] Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Điều 9 Thông Tư 20 2011 Tt Nhnn

Các biện pháp bảo toàn vốn cố định [Chi tiết 2023]

1. Hiểu như thế nào là vốn cố định

Vốn cố định là trị giá thành tiền của tài sản cố định và tiền sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu (máy móc, thiết bị, nhà xưởng,...) tham gia vào nhiều chu kì trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Khấu hao tài sản cố định là giá trị của tài sản cố định chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức hao mòn (vô hình hoặc hữu hình). Để bù đắp sự hao mòn giá trị của tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập quỹ khấu hao tài sản cố định.

Căn cứ vào hình thái tồn tại, tài sản cố định được phân chia làm hai loại: 

  • Tài sản cố định hữu hình: có hình thái vật chất cụ thể
  • Tài sản cố định vô hình: không có hình thái vật chất cụ thể. Ví dụ: chi phí mua bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương phẩm

Đối với tư liệu lao động, để được xem là tài sản cố định phải đồng thời thỏa mãn cả hai điều kiện do pháp luật quy định là mức giá trị tối thiểu và thời gian sử dụng tối thiểu.

Đối với vốn bằng tiền sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định được xác định căn cứ vào bảng tổng kết tài sản và kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do pháp luật cho phép các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong việc sử dụng các loại vốn nên việc xác định vốn sử dụng cho mục đích đầu tư tài sản cố định chỉ có ý nghĩa tương đối.

2. Quy định về đặc điểm của vốn cố định

Vốn cố định được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất, do tính chất sử dụng lâu dài;

  • Vốn cố định được luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn trong chu trình sản xuất
  • Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất

3. Hiểu như thế nào về Vốn cố định và vốn lưu động

Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.

  • Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
  • Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính
  • Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp

4. Các biện pháp bảo toàn vốn cố định 

a. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định

Đánh giá tài sản cố định: là xác định lại giá trị của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Giá đánh lại của tài sản cố định là giá của tài sản tại thời điểm kiểm kê đánh giá.

b. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp: nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định vào giá thành sản phẩm.

c. Thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định.

Bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định là để duy trì năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng tài sản cố định các doanh nghiệp thường tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.

– Sửa chữa thường xuyên: là công việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế những chi tiết hoặc những bộ phận hư hỏng của tài sản cố định nhằm duy trì hoạt động bình thường của tài sản cố định. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính vào đối tượng sử dụng tài sản cố định đó.

– Sửa chữa lớn: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận quan trọng, chủ yếu của tài sản cố định nhằm khôi phục năng lực hoạt động ban đầu của tài sản đó. Khi sửa chữa lớn phải ngừng hoạt động, chi phí mỗi lần sửa chữa phát sinh lớn nên cần phải phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng.

Yêu cầu khi sửa chữa lớn tài sản cố định phải đảm bảo duy trì năng lực hoạt động bình thường của máy móc thiết bị trong vòng đời hoạt động của nó.

d. Tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao nhằm tái đầu tư ra tài sản cố định

Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp được sử dụng toàn bộ số khấu hao luỹ kế để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình.

Trên đây là những nội dung về Các biện pháp bảo toàn vốn cố định [Chi tiết 2023] do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo