Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và cũng là một trong những vấn đề pháp lý mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Vậy Bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?
2. Ví dụ về hợp đồng dịch vụ
A là chủ sở hữu tòa nhà C, sau 1 thời gian hoạt động tòa nhà cần phải được vệ sinh lại cho sạch sẽ, do đó, Anh có ký hợp đồng dịch vụ vệ sinh để thuê B dọn dẹp toàn bộ tòa nhà cho A và A sẽ trả phí dịch vụ dọn dẹp cho B.
3. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005, bồi thường thiệt hại được hiểu là:
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Theo đó, khi một bên vi phạm hợp đồng dịch vụ thì bên kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ là xử sự của các chủ thể không phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Cần lưu ý, các bên không chỉ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (nội dung thường lệ của hợp đồng).
Vậy nên, khi xem xét một hành vi có là hành vi vi phạm hợp đồng dịch vụ hay không phải căn cứ vào các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng và cả quy định pháp luật có liên quan.
3. Giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ được xác định như thế nào?
Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 quy định về giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
– Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
4. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ
Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi chứng minh hội đủ cả 3 yếu tố là: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và thiệt hại được trực tiếp gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng.
Cũng theo Điều 304 và Điều 305 của Luật Thương mại 2005 thì để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được những tổn thất của mình và cũng phải hạn chế tổn thất để tránh việc bên bị vi phạm chỉ vào bên vi phạm bồi thường mà không làm gì để hạn chế tổn thất dù việc ngăn chặn đó là trong khả năng của họ:
– Nghĩa vụ chứng minh tổn thất: Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
– Nghĩa vụ hạn chế tổn thất: Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
5. Yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán như một cách áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
Việc chậm thanh toán là khá phổ biến khi các bên thực hiện hợp đồng, đây được coi là một hành vi vi phạm hợp đồng và có thể được xử lý bằng cách áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.
Cụ thể là nếu một bên chậm thanh toán thì bên kia có quyền yêu cầu trả lãi đối với số tiền chậm trả, áp dụng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm chậm thanh toán. Căn cứ Điều 306 Luật Thương mại 2005:
“Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
6. Có thể áp dụng một hay một vài chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ?
Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Trên đây là Bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng dịch vụ- Cập nhật quy định năm 2023 mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận