Hiện nay bạn đọc có thể sẽ phải gặp những tình huống cần đến việc sử dụng các loại hợp đồng. Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Bồi thường hợp đồng là gì? để bạn đọc tham khảo như sau:
Bồi thường hợp đồng là gì?
1. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH trong hợp đồng theo quy định pháp luật là gì?
Trách nhiệm BTTH sẽ phát sinh khi có những điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra.
- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.
1.2 Tính mức BTTH khi vi phạm hợp đồng
Khi có một bên trong hợp đồng vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận để thống nhất về mức BTTH khi vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, nếu trong hợp đồng có điều khoản về BTTH thì sẽ xác định theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều khoản về BTTH khi vi phạm thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:
- Theo Khoản 2 Điều 419 Bộ luật Dân sự năm 2015, người có quyền có thể yêu cầu BTTH cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức BTTH cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
- Theo Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005, giá trị BTTH gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2. Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2.1 BTTH ngoài hợp đồng là gì?
BTTH ngoài hợp đồng có nghĩa là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng mà phát sinh ngoài hợp đồng giữa các bên, được pháp luật dân sự điều chỉnh. Người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải BTTH.
2.2 Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như sau:
- Người có hành vi xâm phạm tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp có quy định khác.
- Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hay hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH, trừ trường hợp thiệt hại đó phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có những điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra
- Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra.
- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.
2.3 Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng theo quy định pháp luật là gì?
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015, nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng được quy định như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên trong quan hệ có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm BTTH có thể được giảm mức BTTH nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức BTTH không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại mà do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
3. Phân biệt “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” và “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
– Về căn cứ phát sinh:
- BTTH trong hợp đồng: Phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
- BTTH ngoài hợp đồng: Phát sinh khi tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho bên khác và hành này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
– Về hành vi vi phạm:
- BTTH trong hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những cam kết được quy định cụ thể, những nghĩa vụ mà hai bên tự ràng buộc nhau trong hợp đồng đã được thống nhất. Tức là hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật chung mà chúng chỉ vi phạm “pháp luật” được thiết lập giữa những người tham gia giao kết hợp đồng.
- BTTH ngoài hợp đồng: Hành vi này là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến phát sinh gây ra thiệt hại. Vì vậy đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, kinh tế…
– Về phương thức thực hiện:
- BTTH trong hợp đồng: Trường hợp các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì thực hiện theo hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thì sau khi thiệt hại xảy ra, các bên vẫn có thể thỏa thuận về mức thiệt hại cũng như phương thức BTTH.
- BTTH ngoài hợp đồng: Bên gây thiệt hại phải tiến hành bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên trong quan hệ trách nhiệm dân sự có thể không biết trước việc gì có thể sẽ xảy ra để làm phát sinh quan hệ trách nhiệm dân sự, do đó không thể thỏa thuận trước bất cứ một việc gì. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Về yếu tố lỗi:
- BTTH trong hợp đồng: Xem xét lỗi của bên vi phạm hợp đồng, trường hợp bên vi phạm hợp đồng không có lỗi thì không phải bồi thường.
- BTTH ngoài hợp đồng: Yếu tố lỗi không phải căn cứ phát sinh trách nhiệm, không có lỗi vẫn phải bồi thường (như trường hợp tài sản gây thiệt hại), yếu tố lỗi trong trường hợp này chỉ để xem xét mức độ chịu trách nhiệm.
– Thời điểm phát sinh trách nhiệm:
- BTTH trong hợp đồng: Kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra do có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- BTTH ngoài hợp đồng: Kể từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.
– Tính liên đới chịu trách nhiệm:
- BTTH trong hợp đồng: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ sẽ tiến hành liên đới chịu trách nhiệm nếu giữa họ đã có sự thỏa thuận trước với nhau khi giao kết hợp đồng về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới.
- BTTH ngoài hợp đồng: Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự quy định.
– Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
- BTTH trong hợp đồng: Bên bị vi phạm phải chứng minh thiệt hại.
- BTTH ngoài hợp đồng: Bên bị thiệt hại không phải chứng minh thiệt hại.
4. Câu hỏi thường gặp
1. Trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015, Trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì tất cả những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Trách nhiệm bồi thường của từng người sẽ được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người;
- Nếu không xác định được mức độ lỗi thì những người này phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
2. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
>> Xem thêm: Bồi thường hợp đồng lao động theo quy định năm 2022
>> Xem thêm: Bồi thường hợp đồng du lịch theo quy định năm 2022
Việc tìm hiểu về hợp đồng sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Bồi thường hợp đồng là gì? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận