Bộ trưởng bộ quốc phòng qua các thời kỳ

Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ. Người đứng đầu bộ quốc phòng là Bộ trưởng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Bộ trưởng bộ quốc phòng qua các thời kỳ.

6 16296659479441056219371

Bộ trưởng bộ quốc phòng qua các thời kỳ

1. Bộ quốc phòng là gì?

Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.

Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.

2. Bộ trưởng Bộ quốc phòng do ai bổ nhiệm?

Căn cứ Điều 98 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;

3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;

5. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

6. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ trưởng bộ quốc phòng qua các thời kỳ

STT Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cấp bậc - Quân hàm Nhiệm kỳ Chức vụ trong Đảng Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Chính phủ lâm thời
1 80px-Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_QDNDVN_Chu_V%C4%83n_T%E1%BA%A5n Chu Văn Tấn
(1909 – 1984)
Thượng tướng 28 tháng 8 năm 1945 2 tháng 3 năm 1946 Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ lâm thờiViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chính phủ liên hiệp kháng chiến
1 80px-Portrait_of_Minister_Phan-Anh Luật sư
Phan Anh
(1912 – 1990)
2 tháng 3 năm 1946 3 tháng 11 năm 1946 Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ liên hiệp kháng chiếnViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chính phủ Liên hiệp Quốc dân
1 80px-Mr Võ Nguyên Giáp
(1911 – 2013)
Đại tướng 3 tháng 11 năm 1946 1 tháng 8 năm 1947 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Liên hiệp Quốc dânViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
2 80px-Ta_Quang_Buu GS. Tiến sĩ
Tạ Quang Bửu
(1910 – 1986)
1 tháng 8 năm 1947 1 tháng 7 năm 1948 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Liên hiệp Quốc dânViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
(1) 80px-Mr Võ Nguyên Giáp
(1911 – 2013)
Đại tướng 1 tháng 7 năm 1948 2 tháng 7 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Liên hiệp Quốc dânViệt Nam Dân chủ Cộng hòa
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
1 80px-Thuongtuongtrannamtrungqt8 Trần Nam Trung
(1912 – 2009)
Thượng tướng 6 tháng 6 năm 1969 2 tháng 7 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa miền Nam Việt Nam
Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(1) 80px-Th%C4%83m_%C4%90%E1%BA%A1i_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_V%C3%B5_Nguy%C3%AAn_Gi%C3%A1p%28cropped%29 Võ Nguyên Giáp
(1911 – 2013)
Đại tướng 2 tháng 7 năm 1976 7 tháng 2 năm 1980 Ủy viên Bộ Chính trị
2 80px-V%C4%83n_ti%E1%BA%BFn_d%C5%A9ng Văn Tiến Dũng
(1917 – 2002)
Đại tướng 7 tháng 2 năm 1980 16 tháng 2 năm 1987 Ủy viên Bộ Chính trị
3 80px-Le_duc_anh Lê Đức Anh
(1920 – 2019)
Đại tướng 16 tháng 2 năm 1987 10 tháng 8 năm 1991 Ủy viên Bộ Chính trị(1982 – 1997) Người đầu tiên giữ chức vụ Phó Bí thư Quân ủy Trung ương
4 80px-%C4%90o%C3%A0n_Khu%C3%AA Đoàn Khuê
(1923 – 1999)
Đại tướng 10 tháng 8 năm 1991 29 tháng 12 năm 1997 Ủy viên Bộ Chính trị(1991 – 1997)
5 79px-%C4%90%E1%BA%A1i_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Ph%E1%BA%A1m_V%C4%83n_Tr%C3%A0 Phạm Văn Trà
(sinh 1935)
Đại tướng 29 tháng 12 năm 1997 27 tháng 6 năm 2006 Ủy viên Bộ Chính trị(1996 – 2006)
6 80px-%C4%90%E1%BA%A1i_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Ph%C3%B9ng_Quang_Thanh_%281949-2021%29 Phùng Quang Thanh
(1949 – 2021)
Đại tướng 27 tháng 6 năm 2006 8 tháng 4 năm 2016 Ủy viên Bộ Chính trị(2006 – 2016)
7 80px-Army_%28VPA%29_General_Ngo_Xuan_Lich_%C4%90%E1%BA%A1i_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Ng%C3%B4_Xu%C3%A2n_L%E1%BB%8Bch_%28DOD_photo_170808-D-GY869-123_SD_meets_with_Vietnam%27s_defense_minister%29 Ngô Xuân Lịch
(sinh 1954)
Đại tướng 9 tháng 4 năm 2016 7 tháng 4 năm 2021 Ủy viên Bộ Chính trị(2016 – 2021)
8 79px-Phan_Van_Giang Tiến sĩ khoa học quân sự
Phan Văn Giang
(sinh 1960)
Đại tướng 8 tháng 4 năm 2021 đương nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị(2021 – nay)

4. Tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là gì?

Tại tiết a tiểu mục 2.15 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:

Chức danh khối cơ quan Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước

a) Bộ trưởng và tương đương, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Theo đó, tiêu chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm:

- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

- Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.

- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Bộ trưởng bộ quốc phòng qua các thời kỳ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo