Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Người đứng đầu Bộ quốc phòng là Bộ trưởng. Vậy Bộ trưởng Bộ quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng bộ quốc phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng bộ quốc phòng
1. Bộ quốc phòng là gì?
Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.
Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
2. Nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng về Dân quân tự vệ là gì?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 57/2020/TT-BQP quy định liên quan đến nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng về Dân quân tự vệ như sau:
Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng
Thực hiện đúng quy định tại các Điều 6, 7, 8 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và những quy định cụ thể sau:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, phát động, tổ chức các phong trào thi đua; xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng đối với Dân quân tự vệ trong phạm vi toàn quốc.
2. Thủ trưởng các quân khu, quân chủng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng, binh đoàn chỉ đạo, phát động, tổ chức các phong trào thi đua; xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của cấp mình.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
4. Cơ quan quân sự địa phương chỉ đạo, phát động, tổ chức phong trào thi đua; phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng đối với Dân quân tự vệ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Theo quy định nói trên, trong tiến hành khen thưởng về Dân quân tự vệ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ chỉ đạo, phát động, tổ chức các phong trào thi đua;
Xem xét, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng đối với Dân quân tự vệ trong phạm vi toàn quốc.
3. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định tại Điều 35 Luật Quốc phòng 2005 như sau:
Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đó.
4. Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tiến hành khen thưởng về Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 18 Thông tư 57/2020/TT-BQP quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong khen thưởng về dân quân tự vệ như sau:
Thẩm quyền quyết định khen thưởng
Thực hiện theo quy định tại các Điều 77, 78, 79, 80, 81 Luật Thi đua, khen thưởng; các Điều 43, 44 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và những quy định cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
a) Tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”, "Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng";
b) Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
a) Tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”;
b) Bằng khen của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định khen thưởng đối với Dân quân tự vệ thuộc quyền với các hình thức khen thưởng quy định tại các Điều 72, 73, 74, 75, 76, 79, 80 Luật Thi đua, khen thưởng; các Điều 39, 40 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các quy định cụ thể của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
...
Theo quy định nêu trên, trong khen thưởng về Dân quân tự vệ, thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gồm:
- Tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quân”, "Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng";
- Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng bộ quốc phòng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận