1. Phiếu trắng là gì?

Tại Khoản 7 điều 12 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018, cụ thể như sau:
“7. Cách xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện: do Ban Kiểm phiếu phát ra; có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.
b) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một hoặc các trường hợp: không do Ban Kiểm phiếu phát ra; số lượng đồng ý và giới thiệu thêm nhiều hơn số lượng bổ nhiệm được phê duyệt; đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý (trường hợp phiếu lấy ý kiến có từ 02 người trở lên nếu đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với người nào thì chỉ tính phiếu không hợp lệ đối với người đó). Trừ trường hợp phiếu không hợp lệ do không phải Ban Kiểm phiếu phát ra, các trường hợp Phiếu không hợp lệ khác xác định là phiếu không đồng ý.
c) Phiếu trắng là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách lấy phiếu. Phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý.”
Như vậy, phiếu trắng được hiểu là phiếu không đánh dấu vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý đối với một, nhiều hoặc tất cả những người trong danh sách cử tri. Bỏ phiếu trắng có nghĩa là “không phản đối cũng không ủng hộ”, nhưng nó được xác định là biểu quyết bất đồng.
Cũng theo quy định trên thì phiếu trắng vẫn có hiệu lực pháp luật, có giá trị.
Theo quy định hiện hành thì khi triển khai lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm trong cơ quan thuế, các trường hợp sau đây không được tham gia bỏ phiếu:
- Công chức, viên chức tập sự
- Người lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
- Công chức, viên chức đang trong thời gian biệt phái công tác tại đơn vị khác.
Khi thực hiện lấy phiếu giới thiệu/phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín, phải thành lập Ban Kiểm phiếu. Ban Kiểm phiếu do người chủ trì Hội nghị đề xuất và phải được Hội nghị thông qua (theo phương thức giơ tay biểu quyết).
2. Phiếu trắng có được coi là hợp lệ không?
Theo quy định như đã trích dẫn ở phần trên, phiếu hợp lệ là phiếu có đủ các điều kiện như sau:
+ Do Ban Kiểm phiếu phát ra;
+ Có số lượng đồng ý và giới thiệu thêm không quá số lượng bổ nhiệm được phê duyệt;
+ Được đánh dấu vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý đối với một người hoặc không đánh dấu vào ô nào nhưng ghi thêm người khác hoặc để phiếu trắng.
Căn cứ vào các quy định được trích dẫn, các điều kiện về phiếu hợp lệ thì trường hợp phiếu thu về là phiếu trắng vẫn xác định là phiếu hợp lệ. Tuy nhiên phiếu trắng thường được hiểu là phiếu trắng được xác định là phiếu không đồng ý. Đồng nghĩa với việc người bỏ phiếu không đồng ý với một, nhiều hoặc tất cả những người, hoặc vấn đề trong danh sách lấy phiếu biểu quyết.
3. Hiệu lực của phiếu trắng trong biểu quyết
- Tính hiệu lực của phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu dạng chọn lấy một trong hai giải pháp trái ngược: thuận/chống. Ví dụ về các biểu quyết dạng này:
+ "Ủng hộ/phản đối" - Biểu quyết chọn bảo quản viên
+ "Xóa/giữ" - Biểu quyết xóa bài
+ "Phục hồi/không phục hồi" - Biểu quyết phục hồi bài
+ "Có / Không" - phán quyết xem có thuộc diện tài khoản con rối hay không (tưởng tượng)...
- Tình trạng sử dụng hiện nay của phiếu trắng: Phiếu trắng tính vào tổng số phiếu theo tỷ lệ chống/tổng hoặc thuận/tổng khi dùng làm điều kiện kết thúc biểu quyết
- Kết quả là phiếu trắng tuy có ý nghĩa "không phản đối cũng chẳng ủng hộ", nhưng lại có hiệu lực của một phiếu không đồng ý. Cụ thể, theo thống nhất như dưới:
+ Khi bỏ phiếu bầu bảo quản viên, điều kiện trúng cử tính theo tỷ lệ "thuận/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "phản đối".
+ Khi bỏ phiếu xóa bài vì chất lượng/tiêu chuẩn, kết quả tính theo tỷ lệ "xóa/tổng". Ở đây, phiếu trắng có tác dụng như một phiếu "giữ".
Ví dụ: 1 biểu quyết xóa bài có 5 phiếu: 2 phiếu xóa và 3 phiếu trắng sẽ đủ điều kiện kết thúc và cho kết quả là "giữ" do số phiếu xóa không đủ quá bán.
- Hậu quả: Chính vì không đánh dấu vào cả 2 ô "đồng ý" và "không đồng ý" nên hình thành suy nghĩ: người không có ý chống nhưng lại vô tình góp sức chống, còn người muốn chống nhưng không muốn chống ra mặt. Điều này, có thể dùng phiếu trắng để đạt hiệu quả y hệt phiếu chống.
Có thể nói, phiếu trắng đang có hiệu lực giống hệt một phiếu chống, chỉ khác 1 đặc điểm riêng biệt, điều này hoàn toàn không phù hợp với ý nghĩa "trắng" của nó. Tình trạng này phải được chấm dứt.
Nội dung bài viết:
Bình luận