messenger whatsapp viber zalo phone mail

So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài – [2023]

Ngày nay, bản chất và cấu trúc giao dịch ngày càng đa dạng và phức tạp do sự chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngày càng mở rộng. Nhằm tận dụng các cơ hội kinh doanh đa dạng, doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ, tư vấn về pháp luật. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đắn đo khi đứng trước việc lựa chọn rằng nên có một bộ phận pháp chế nội bộ hay sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên của công ty luật? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài.

Lawyer Filling Document Scaled

So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài

1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Hiểu đơn giản, “pháp” là pháp luật, quy tắc, chuẩn mực, “chế” bao hàm hai nghĩa: “tạo ra” (sáng chế) và “điều tiết, kiểm soát” (cơ chế). ‘Pháp chế doanh nghiệp’ có vai trò tạo ra các quy tắc, chuẩn mực trong nội bộ doanh nghiệp, và: điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp; đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ pháp luật (của nhà nước) và các quy tắc, chuẩn mực của (nội bộ) doanh nghiệp.

Ví dụ thứ nhất, Luật doanh nghiệp quy định và điều chỉnh về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, nhóm công ty). Hoặc: Bộ luật Lao động quy định và điều chỉnh tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động…, quản lý nhà nước về lao động. Pháp chế doanh nghiệp, trong trường hợp này, giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật, ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật để tạo ra những lợi thế so sánh cho doanh nghiệp.

Ví dụ thứ hai, nhà quản trị phải xây dựng hệ thống các quy tắc ứng xử mà thông qua đó doanh nghiệp điều hành, kiểm soát, cân bằng lợi ích của các bên liên quan (như cổ đông, người quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, người xuất vốn, nhà nước và cộng đồng). Do đó, doanh nghiệp luôn có các hệ thống các quy tắc ứng xử nội bộ: (i) quy định nội bộ; (ii) tiêu chuẩn; (iii) giá trị; (iv) quy trình và (v) quy chế. Pháp chế doanh nghiệp trong trường hợp này là công cụ, phương tiện để quản trị doanh nghiệp.

2. Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp

Tạo và góp ý các quy chế nội bộ doanh nghiệp

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở vai trò xây dựng các quy chế, quy tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp mà còn tham gia đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý cấp cao. Cụ thể là họ sẽ trực tiếp soạn thảo, xây dựng bộ quy chế nội bộ, các văn bản quy định thông báo cho nhân viên. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo, chủ sở hữu công ty xây dựng các dự thảo, điều lệ, hợp đồng lao động, nội quy lao động,… thì pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ tham gia thẩm định, đóng góp ý kiến dưới góc độ pháp lý, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Điều tiết, kiểm soát hoạt động pháp chế trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp. Ví dụ như việc vi phạm nội quy của cá nhân, phòng ban; kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các vấn đề về tranh chấp quyền lợi trong và ngoài doanh nghiệp,…

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp nói chung có vai trò điều tiết, giám sát và kiểm soát hoạt động của các bộ phận khác. Đảm bảo tất cả mọi hoạt động phải tuân thủ theo các quy định, quy chế nội bộ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật. Họ cũng giúp nhà quản trị tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người lao động hoặc thay mặt nhà lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tố tụng, tham mưu.

3. So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài

Thuê ngoài luật sư còn được gọi là “Dịch vụ Luật sư nội bộ”, một loại hình dịch vụ pháp lý du nhập từ nước ngoài, cho phép doanh nghiệp có được sự hỗ trợ pháp lý hiệu quả và ít tốn kém.

Để lựa chọn giải pháp Dịch vụ Luật sư nội bộ hay Bộ phận pháp chế, doanh nghiệp cần hiểu rõ ưu điểm của 2 loại hình này.

2 So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài

4. 04 cân nhắc giữa việc tổ chức bộ phận pháp lý nội bộ và thuê ngoài dịch vụ pháp lý thường xuyên

Dưới đây là một số khía cạnh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc khi quyết định tổ chức bộ phận pháp lý nội bộ của doanh nghiệp hay thuê ngoài dịch vụ pháp lý thường xuyên:

Sự chuyên môn hóa

Nhân sự trong bộ phận pháp lý nội bộ chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát tuân thủ doanh nghiệp, soạn thảo và lập ra các quy tắc, quy định được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp. Các nhân sự này sẽ có chuyên môn nhất định trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh của chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đối mặt với một lĩnh vực mới hoặc đứng trước sự thay đổi liên tục của pháp luật, tính chuyên môn sâu và hiệu quả xử lý công việc của nhân sự nội bộ có thể không còn đáp ứng được.

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên tại công ty luật có thể tận dụng được nguồn nhân lực, kinh nghiệm, khả năng tư vấn chuyên sâu của đội ngũ luật sư của công ty luật sư trong tất cả các lĩnh vực mà công ty luật đó phụ trách. Đồng thời, với tính chất hành nghề chuyên sâu, các công ty luật thông thường sẽ cập nhật thông tin  nhanh chóng về sự thay đổi của quy định pháp luật và quan điểm thực tiễn của cơ quan quản lý, toà án và các bên khác trong một vấn đề pháp lý chưa rõ ràng.

Kinh nghiệm

Luật sư tại công ty luật được tiếp xúc, làm việc với đa dạng khách hàng và đa dạng lĩnh vực. Điều này tạo điều kiện để họ nghiên cứu luật ở nhiều lĩnh vực khác nhau khá thường xuyên. Vì thế, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm giải quyết của công ty luật vừa có tính chiều sâu – khả năng tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể, và vừa có ưu thế về chiều rộng – kinh nghiệm phong phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khi đó, nhân sự trong bộ phận pháp lý nội bộ của doanh nghiệp thường làm việc với các khách hàng nằm trong phân khúc khách hàng của doanh nghiệp hoặc các vụ việc trong chính ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, kinh nghiệm thực tiễn của bộ phận pháp chế nội bộ ít nhiều sẽ bị hạn chế.

Chi phí

Để tổ chức một bộ phận pháp lý nội bộ, công ty có phải trả lương, phụ cấp và các chi phí phúc lợi liên quan, bố trí chỗ ngồi làm việc, thiết bị văn phòng,…Điều này đòi hỏi một ngân sách chi phí gia tăng theo thời gian (tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thưởng định kỳ, tiền thưởng cuối năm, phúc lợi, chế độ chính sách khác). Trong khi đó, khi sử dụng dịch vụ pháp lý thường xuyên, doanh nghiệp sẽ chỉ phải chi trả một mức phí cố định hàng tháng. Việc quản trị chi phí sẽ đơn giản hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tinh giản được bộ máy tổ chức nội bộ, tập trung tối đa cho các mục tiêu kinh doanh.

Phạm vi trách nhiệm

Mặc dù nhân sự của bộ phận pháp chế nội bộ có nghĩa vụ rà soát, đề xuất các phương án để hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh nhưng, suy cho cùng, doanh nghiệp vẫn phải tự chịu trách nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, công ty luật mang đến một sự cam kết nhất định và chịu trách nhiệm với tính chính xác trong ý kiến tư vấn của mình.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về So sánh bộ phận pháp chế nội bộ và thuê ngoài. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
NHẬN BÁO GIÁ

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Tu Van Vien 2






    Bài viết liên quan:

    Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm vsattp trọn gói 2023

    ACC – dịch vụ pháp lý doanh nghiệp chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Dịch vụ làm thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là dịch vụ mà ACC rất chuyên nghiệp và xử lý rất nhiều hồ sơ, loại hình…

    Lượt xem: 1.636

    Văn phòng ảo là gì? Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Chuyên nghiệp, Trọn gói [Mới 2023]

    Mô hình dịch vụ cho thuê văn phòng ảo phát triển mạnh mẽ trong mảng cho thuê văn phòng. Hiện nay, văn phòng ảo được các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp startups, cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện khá ưa chuộng. Đây được xem là vị cứu tinh của họ trong vấn…

    Lượt xem: 2.395

    Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói giải quyết ngay chỉ từ 1 ngày

    Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh? Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh? Bạn đang thắc mắc về vấn đề ly hôn và gặp khó khăn trong việc làm thủ tục ly hôn? Bạn có thể chọn Dịch vụ ly hôn của Công ty Luật ACC. Với nhiều năm kinh…

    Lượt xem: 2.998

    Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, chuyên nghiệp toàn quốc 2023

    Dịch vụ kế toán trọn gói là một dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thuế, doanh nghiệp. Kế toán đối với hoạt động doanh nghiệp thì nó chiếm vai trò quan trọng. Về mặt pháp lý là công việc bắt buộc về thủ…

    Lượt xem: 2.996

    Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp (Cập nhật 2023)

    Vai trò của kiểm toán ngày càng phổ biến do quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhất là thị trường chứng khoán. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế đã làm tăng nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng…

    Lượt xem: 2.109

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

    Đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về quy trình, cách thức, thủ tục để đăng ký kinh doanh; hoàn thành thủ tục ban đầu để có thể tiến…

    Lượt xem: 1.873

    Phản hồi (0)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *