Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quân đội
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm sĩ quan quân đội
Theo quy định tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 thì sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định
Theo quy định tại Điều 21 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan Quân đội được quy định cụ thể như sau:
- Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
- Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây :
Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
- Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:
Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
Thay đổi tổ chức, biên chế;
Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khoẻ của sĩ quan. Trên đây là nội dung tư vấn về bổ nhiệm, miễn nhiệm sĩ quan quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo tại Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1999.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan Quân đội
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 thì thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan Quân đội được quy định cụ thể như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
+ Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
+ Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan Quân đội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999.
Nội dung bài viết:
Bình luận