Cán bộ được bổ nhiệm có bắt buộc phải là Đảng viên?

1. Cơ sở pháp lý về bổ nhiệm cán bộ công chức

- Luật cán bộ, công chức năm 2008, luật sửa đổi bổ sung năm 2019.

 

- Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

 

- Quy định 256-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung Ương về việc xác định trình độ lý luận Chính trị đối với cán bộ, Đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường Chính trị của Đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau Đại học tại học viện chính trí - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

 

- Hướng dẫn số 69-HD/BTGTW của Ban chấp hành Trung Ương về việc xác nhận trình độ sơ cấp lý luận chính trị.

bổ nhiệm cán bộ không phải đảng viên

bổ nhiệm cán bộ không phải đảng viên

 

2. Điều kiện bổ nhiệm cán bộ công chức

“Bổ nhiệm” là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

 

Trường hợp của chị hỏi là vào vị trí “Phó Trưởng phòng của Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ hoặc Phó Vụ trưởng của Vụ thuộc Bộ”

 

Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm công chức giữu chức vụ quản lý, lãnh đạo như sau:

 

"Điều 42. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

 

  1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

 

  1. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

  1. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

 

  1. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:

 

  1. a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

 

  1. b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;



  1. c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

 

  1. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

 

  1. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức".

 

Như vậy tiêu chuẩn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý cần đáp ứng những điều kiện như sau:

 

- Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

 

- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng, có bản kê khai tài sản theo quy định;

 

- Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;

 

- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;

 

- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, theo quy định này, không có điều kiện người được bổ nhiệm phải là Đảng Viên.

 

 

 

3. Cơ quan, đơn vị xác nhận tiêu chuẩn chính trị

Điều 4 Quy định 256-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung Ương quy định như sau:

 

“Điều 4. Thẩm quyền, trách nhiệm xác định

 

- Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo

- Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

- Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TT-VHTW, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.

- Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.”

Theo quy định trên, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.

Như vậy, Quý khách xem xét trường hợp của mình đã được học tại cơ sở đào tạo nào thì đề nghị cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương với chương trình đã học.

4. Câu hỏi bổ sung:

Đây là câu hỏi chị đã gửi và đã được tư vấn: "Tôi được biết theo các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ công chức của Bộ Nội vụ thì không có điều khoản nào bắt buộc phải là Đảng viên đối với chức danh được bổ nhiệm là Phó Trưởng phòng của Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ hoặc Phó Vụ trưởng của Vụ thuộc Bộ. Tuy nhiên, theo hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho cán bộ đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm đối với các chức danh như trên lại có yêu cầu: Có giấy xác nhận tiêu chuẩn chính trị. Vậy nếu trong trường hợp cán bộ công chức đủ điều kiện bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn nhưng chưa là Đảng viên thì ai/cơ quan nào sẽ làm giấy xác nhận tiêu chuẩn chính trị để hoàn thiện hồ sơ cho cán bộ công chức được xem xét bổ nhiệm."

Do vế 2 của câu hỏi chị đặt ra chưa chính xác nên xin đính chính lại câu hỏi như sau: Tôi được biết theo các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ công chức của Bộ Nội vụ thì không có điều khoản nào bắt buộc phải là Đảng viên đối với chức danh được bổ nhiệm là Phó Trưởng phòng của Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ hoặc Phó Vụ trưởng của Vụ thuộc Bộ. Tuy nhiên, tại phần quy trình thực hiện việc bổ nhiệm, tại Điều 7 Quyết định 27/2003/QĐ-TTg có một mục hướng dẫn thực hiện là "– Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng uỷ cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm". Vậy, tôi xin hỏi, trong trường hợp cán bộ công chức đủ điều kiện được bổ nhiệm, nhưng không phải là Đảng viên thì khi thực hiện quy trình bổ nhiệm, ý kiến nhận xét bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm sẽ do cơ quan nào thực hiện?

Trường hợp của chị hỏi là vào vị trí “Phó Trưởng phòng của Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ hoặc Phó Vụ trưởng của Vụ thuộc Bộ”

Điều 42 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 42. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm

  1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  2. Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác. Trường hợp cơ quan, tổ chức mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  3. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
  4. Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
  5. a) Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
  6. b) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành và của cơ quan có thẩm quyền thì tuổi bổ nhiệm phải đủ một nhiệm kỳ;
  7. c) Công chức được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.
  8. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
  9. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức".

Như vậy, theo quy định này, không có điều kiện người được bổ nhiệm phải là Đảng Viên.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo