Quy định về bộ máy quản trị doanh nghiệp FDI

Với chính sách khuyến khích đầu tư đầu tư nguồn vốn FDI của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, những năm gần đây, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam rất lớn, đa dạng về lĩnh vực… tạo nhiều việc làm cho người dân, là đòn bẩy cho kinh tế một số địa phương. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Quy định về bộ máy quản trị doanh nghiệp FDI" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Theoretical Features of FDI (Foreign Direct Investment) and its influence  to Economic Growth - Research leap
Quy định về bộ máy quản trị doanh nghiệp FDI

1. Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment trong tiếng Anh. Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Hiện nay doanh nghiệp FDI được chia thành:

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Trong thời đại kinh tế hội nhập, doanh nghiệp FDI trở thành loại hình khá phổ biến trên thế giới gồm cả Việt Nam. Việt Nam cũng nhờ loại hình này mà  tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực hóa chất, khai thác dầu khí, điện tử và viễn thông.

2. Khi nào được gọi là doanh nghiệp FDI?

Nhiều người thắc mắc không biết khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp FDI? Đơn giản là khi doanh nghiệp đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không cần phải phân biệt xem nguồn vốn đó chiếm tỷ lệ bao nhiêu.

Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khá phổ biến trên thị trường quốc tế. Đây được xem như một cách để đầu tư kinh doanh giống như một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó giúp đa dạng hóa các mô hình kinh doanh đã có và tối ưu hơn chi phí, lợi nhuận mang lại cho các doanh nghiệp hiện nay. Đồng thời giúp các doanh nghiệp có thể củng cố được vị thế của mình trên thương trường.

Với thị trường Việt Nam, hình thức đầu tư vốn từ nước ngoài này đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế – xã hội nói chung. Chúng ta tiếp thu được những công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Viễn thông, hóa chất, điện tử, khai thác dầu khí cùng những ngành cần có nhiều lao động và nguyên liệu tại Việt Nam.

Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đã tạo ra được sự cạnh tranh sôi động ngay tại thị trường trong nước, từ đó thúc đẩy mỗi doanh nghiệp cần phải đổi mới về phương thức sản xuất, chất lượng sản phẩm & áp dụng những phương pháp kinh doanh hiện đại hơn.

Đối với nền kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp không hề nhỏ với sự tăng trưởng trong những năm qua.

3. Vai trò của bộ máy quản lý đối với các hoạt động của doanh nghiệp

Xuất phát từ những đặc điểm quản lý ta thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của bộ máy quản lý mà nhiều khi quyết định cả sự sống còn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bố trí một bộ máy quản lý phù hợp thì sản xuất sẽ đạt hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian và nguyên liệu. Mặt khác một bộ máy gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được chi phí và có những quyết định nhanh, đúng đắn. Ngoài ra trong công tác quản lý biết bố trí đúng người đúng việc thì sẽ phát huy hết khả năng tiềm tàng của cá nhân và tập thể người lao động, ngược lại sẽ gây ra hậu quả khó lường, thậm chí dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp.

4. Các chức năng của bộ máy quản trị doanh nghiệp FDI

Chức năng quản trị kinh doanh là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của doanh nghiệp lên khách thể kinh doanh, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ doanh nghiệp phải tiến hành trong quá trình kinh doanh. Như vậy thực chất của các chức năng quản trị kinh doanh chính là lý do của sự tồn tại các hoạt động quản trị kinh doanh. Việc nghiên cứu và phân loại chức năng quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Trước hết, việc xác định đúng đắn các chức năng quản lý là tiền đề cần thiết và khách quan để có thể quản lý doanh nghiệp có hiệu quả hơn.

4.1 Chức năng định hướng

Định hướng là quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và các phương pháp tốt nhất để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đó. Việc định hướng phải nhằm thiết lập một môi trường tốt nhất để các cá nhân đang làm việc với nhau trong doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Định hướng là việc lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho doanh nghiệp và những bộ phận trong doanh nghiệp. Nó bao gồm sự lựa chọn và các mục tiêu của doanh nghiệp và của từng bộ phận xác định các phương thức để đạt được các mục tiêu.

4.2 Chức năng tổ chức và phối hợp

Để đạt được một mục đích nào đó trong sản xuất kinh doanh khi có nhiều người cùng làm việc với nhau trong một nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm phải đóng những vai trò nhất định .Mỗi một vai trò cho biết công việc mà mỗi người đang thực hiện đều có mục đích và mục tiêu nhất định. Sự hoạt động của họ nằm trong một phạm vi mà ở đó họ biết rõ mục tiêu công việc của họ ăn khớp như thế nào với hoạt động nỗ lực của nhóm. Các thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn cần thiết và có những công cụ thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Chính thông qua các hoạt động riêng biệt đó đã nảy sinh sự cần thiết phải tổ chức và phối hợp các hoạt động của từng cá nhân lại với nhau, qua đó hình thành nên một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp và một quy chế làm việc có hiệu qủa thích nghi với mọi biến động của môi trường cạnh tranh bên ngoài.

4.3 Chức năng điều khiển

Điều khiển là một trong các chức năng quản lý, đó là quá trình tác động lên con nguời trong doanh nghiệp một cách có chủ định để nhân viên tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện chức năng điều khiển thì chủ doanh nghiệp phải đưa ra được các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện nó một cách tốt nhất.

4.4 Chức năng kiểm tra

Là một chức năng cơ bản trong chức trách của chủ doanh nghiệp. Kiểm tra là đo lường chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu của doanh nghiệp và các kế hoạch vạch ra để đạt tốt mục tiêu này đã và đang được hoàn thành.Thực chất của việc kiểm tra trong các doanh nghiệp là nhằm sửa chữa những sai lầm đã phát sinh trong quá trình quản lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Quy định về bộ máy quản trị doanh nghiệp FDI cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Các câu hỏi liên quan:

1. Như thế nào là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Trong Khoản 22, Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2020, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

2. Như thế nào là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài?

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vốn của mình cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể được thành lập bởi một cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập để kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

3. FDI là gì?

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment. (Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020)

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo