Một trong các hành vi có thể gay tác động xấu đến môi trường cạnh tranh lành mạnh và cần thiết phải đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có những tác động tiêu cực làm mất động lực thúc đẩy kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và người tiêu dùng. Tuy nhiên không thể không thừa nhận mặt hiệu quả của chúng trong việc liên kết và nâng cao năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì thế cùng Bình luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh qua bài viết này nhé.

1.  NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1.1 Khái niệm về hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

Thỏa thuận theo được định nghĩa là “hoạt động giữa hai hay nhiều người với nhau bằng hành vi hoặc không bằng hành vi để nhằm đạt được một cùng mục đích nhất định”

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là hành vi giữa các các chủ thể thống nhất ý chí để nhằm đạt được mục đích kinh doanh nhất định. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này: Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể hiểu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. (Tiểu luận thực hiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh)

Như vậy, có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Pháp luật Việt Nam liệt kê các hành vi được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại điều 11 Luật cạnh tranh 2018.

Và theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.                                                                                                                                

1.2 Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ nhất, về chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Theo Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 thì được hiểu là tổ chức kinh tế có tên riêng, tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định và được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Còn trong pháp luật cạnh tranh thì doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn không phụ thuộc với nhau về tài chính. Ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cũng phải là ý chí độc lập của mỗi bên, không thể bị ép buộc. Thỏa thuận hạn chế cạnh trang có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên một thị trường liên quan hoặc giữa các bên không phải đối thủ của nhau.Như vậy, trường hợp công ty mẹ – công ty con, hay giữa công ty với đại lý của mình có sự thỏa thuận thì không coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành vi giống nhau của các doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh là đã có thỏa thuận giữa họ, mà phải có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận. Ở dấu hiệu này, chúng ta cần phân biệt sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp với sự thống nhất về mục đích của doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khi thống nhất thực hiện hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng một mục đích theo đuổi./ Ví dụ: Đều cùng tham gia một thỏa thuận nhưng doanh nghiệp A có mục đích mở rộng thị trường nhưng doanh nghiệp B lại muốn loại bỏ một doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh

Nội dung thỏa thuận thường là về việc ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung. Pháp luật Việt Nam chỉ ghi nhận một thỏa thuận vi phạm một trong các hình thức vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi đã có đủ bằng chứng kết luận giữa họ đã tồn tại một hợp đồng chính thức bằng văn bản (hợp đồng, bản ghi nhớ…); hoặc có thể bằng hình thức không thành văn bản như: các cuộc gặp mặt, họp bàn… nhưng phải có sự ghi nhận ở những tài liệu liên quan.

Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể nhằm cùng một mục đích hoặc nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù với mục đích nào thì doanh nghiệp đã có sự thống nhất ý chí về cùng thực hiện một hành động nào đó đều bị coi là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Yếu tố hành vi được coi là điều kiện cơ bản, bởi nếu mới chỉ dừng lại ở ý định, ý tưởng những chưa có sự thỏa thuận trên thực tế thì không thể coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Thỏa thuận cạnh tranh gây ra cho thị trường sự xóa bỏ cạnh tranh, các đối thủ trên thị trường sẽ không còn cạnh tranh nữa. Hậu quả của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng và gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia việc thỏa thuận.

2. THỰC TRẠNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM.

Việc Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, đó là: Nhận thức của doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan nhà nước, của toàn xã hội về pháp luật kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và yêu cầu thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã từng bước nâng cao; Cộng đồng doanh nghiệp bước đầu đã có hành vi tích cực tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Cơ quan quản lý cạnh tranh, đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi các phương thức triển khai đa dạng và phù hợp với nền KTTT của Việt Nam.

Tuy có thành tựu nhưng những kết quả đạt được là rất khiêm tốn, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tăng về số lượng, được thực hiện với nhiều chiêu thức, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau; Doanh nghiệp không chủ động trang bị kiến thức pháp luật, không có giải pháp chủ động tích cực thực hiện pháp luật (Tiểu luận thực hiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh)

Thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là chủ trương đúng đắn của Đảng, đã được Chính phủ, các cơ quan thẩm quyền và cộng đồng doanh nghiệp nhận thức, đón nhận

– Quá trình triển khai, thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được sự quan tâm, theo dõi và chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Bộ Công thương và sự thực thi đầy trách nhiệm.

3. Một số giải pháp để nâng cao hiệu qua của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Nâng cao nhận thức về thực hiện pháp luật thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Cần xây dựng được một cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành. Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng cần có sự phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để hỗ trợ công tác triển khai thực hiện pháp luật, tăng cường hoạt động giám sát theo hệ thống, giám sát gắn với địa bàn.

Phát huy vai trò người tiêu dùng cùng cơ quan quản lý cạnh tranh giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

Việt Nam cần thực hiện có trách nhiệm các điều ước quốc tế đã tham gia; Cơ quan cạnh tranh cần tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và tìm kiếm sự hợp tác từ các cơ quan cạnh tranh quốc tế; Chủ động tham gia và chia sẻ về thông tin, tham vấn liên quan đến thực hiện pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chuẩn bị tư duy cũng như các điều kiện cần thiết để phối hợp với các cơ quan điều tra các nước khác trong việc điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới; Cơ quan cạnh tranh cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế trong thực hiện pháp luật cạnh tranh; Tập trung sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ hợp tác quốc tế các nội dung: Tuyên truyền về pháp luật, hội thảo chuyên sâu về xây dựng pháp luật và các hoạt động thực hiện pháp luật, đào tạo điều tra viên vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Trên đây là nội dung về Bình luận về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.