Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự năm 2015

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một tội danh được quy định trong bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017). Cũng giống như các loại tội phạm khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có những đặc điểm chung cơ bản của cấu thành tội phạm, đồng thời cũng có những đặc trưng cơ bản, thể hiện rõ dấu hiệu của tội danh này. Vậy những dấu hiệu và đặc điểm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Hành vi bắt cóc tống tiền, chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam có khung hình phạt như thế nào? Những vướng mắc pháp lý liên quan đến tội bắt cóc hiện nay là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định về tội danh này.

Toi Bat Coc Nham Chiem Doat Tai San

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự năm 2015

1/ Căn cứ pháp lý của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người làm con tin nhằm buộc người khác phải nộp cho mình một khoản tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt.

Bắt người làm con tin là bắt và giữ lại để buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thoả mãn một yêu sách của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm buộc người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

Bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về tội cưỡng đoạt tài sản để phần nào tháo gỡ vướng mắc cho quý độc giả

Theo đó, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại chương XVI liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, theo đó tội danh này được quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi bổ sung năm 2017), cụ thể như sau:

“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

2/ Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

2.1/ Chủ thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội cướp tài sản. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015 thì: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt.

2.2/ Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân, hay nói cách khác, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, nhưng khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được.

Do tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người), nên trong cùng một vụ án có thể có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người bị hại bị xâm phạm đến cả tài sản, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự

2.3/ Mặt khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Có hành vi bắt giữ người khác làm con tin. Được hiểu là hành vi của người phạm tội thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật nhằm tạo ra điều kiện gây áp lực buộc người bị hại phải giao tài sản bằng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực khống chế để bắt giữ người, dùng thủ đoạn lừa dối để bắt giữ người, dùng thuốc gây mê để bắt giữ người…

Đặc điểm của việc bắt cóc là: Đối tượng bị bắt cóc thông thường phải là người có quan hệ huyết thống (cha, mẹ, con, anh, chị, em), quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ tình cảm, xã hội thân thiết khác (ông, bà, cha nuôi, mẹ nuôi, người yêu…) với người bị hại mà người phạm tội dự định đưa ra yêu cầu trao đổi bằng tài sản để chiếm đoạt.

b) Gây áp lực đòi người bị hại giao tài sản để đổi lấy người bị bắt giữ. Được hiểu là sau khi thực hiện xong hành vi bắt cóc con tin thì người phạm tội thực hiện việc gây sức ép về mặt tinh thần đối với người bị hại bằng việc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin… nhằm buộc người bị hại phải giao một số tài sản để đối lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, kể cả nhân phẩm, tự do của người bị bắt cóc với các hình thức như: Nhờ người khác thông báo, thông báo qua điện thoại, viết thư,…
Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin (với mục đích để chiếm đoạt tài sản) để đòi chuộc bằng tài sản.

Lưu ý:

Việc chiếm đoạt được tài sản hay chưa không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội này. (không bắt buộc có dấu hiệu này)

Người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

2.4/ Mặt chủ quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin tới quý độc giả những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chiếm đoạt tài sản trái phép

3/ Hình phạt đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại khoản 1 điều 169 BLHS 2015 thì người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Đây là cấu thành cơ bản đối với tội danh này. Người thực hiện hành vi tại khoản 1 và không rơi vào trường hợp tăng  nặng thì chịu mức hình phạt tối đa lên đến 07 năm tù, thuộc loại tội nghiêm trọng.

Theo quy định tại khoản 2 của điều 169 về các trường hợp tăng nặng thì phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
k) Tái phạm nguy hiểm.

Khoản 3 quy định mức hình phạt tù từ 10 năm đến 18 năm cho trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

Khoản 4 là khoản tăng nặng nhất và quy định khung hình phạt nặng nhất cho tội danh này, phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân cho các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên hoặc làm chết người.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4/ Một số câu hỏi liên quan

4.1/ Bắt cóc người thân, con ruột có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Như đã phân tích ở trên, khách thể được nhà nước và pháp luật bảo vệ đó là quan hệ nhân thân và tài sản, theo đó nếu có hành vi bắt cóc, cho dù đối chủ thể bị bắt cóc là cá nhân nào đi chăng nữa miễn là trái với ý muốn của người đó nhằm cho mục đích là đe dọa để chiếm đoạt tài sản thì đều cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp việc bắt cóc không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nhưng trái ý muốn của người bị bắt cũng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt giữ người trái pháp luật.

Đối với những chủ thể là con ruột, dưới 1 tuổi chưa rõ nhận thức nhưng cha hoặc mẹ bắt giữ con trái với mong muốn của người quản thúc (người trực tiếp nuôi dương) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt người dưới 01 tuổi tại Điều 152 Bộ Luật hình sự 2015

4.2/ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi nào?

Thời điểm hoàn thành của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được tính từ thời điểm người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin với ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác mà không đặt ra vấn đề đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.

Ngoài ra, trường hợp người phạm tội mới chỉ có hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

4.3/ Làm sao để tố cáo, tố giác hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Cũng giống như các tội loại tội phạm khác, khi chủ thể xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân được pháp luật bảo vệ thì mọi người đều có quyền được sự hỗ trợ, bảo vệ từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong trường hợp bị bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cá nhân bị xâm phạm có thể liên hệ các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự để tổ giác và báo tin về tội phạm: Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản theo quy định của Luật tố cáo số 03/2011/QH13.

Trên đây là những nội dung liên quan đến Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự năm 2015. Luật ACC mong muốn đem lại những hiệu quả pháp lý cao nhất cho khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn nếu bạn có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo