Cách tính thuế TNCN theo phương pháp rút gọn [2024]

TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC. Vậy cách tính thuế này được áp dụng như thế nào? Mời quý độc giả theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ACC.

Biểu Thuế Lũy Tiến Rút GọnBiểu thuế lũy tiến rút gọn

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) –  Personal Income Tax là khoản tiền mà người lao động phải trích nộp trong một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Đây là nguồn thu quan trọng của nhà nước, được áp dụng với đa số các ngành nghề khác nhau. 

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những người có thu nhập thấp, chính vì thế, nó sẽ công bằng hơn với mọi đối tượng lao động, đồng thời góp phần làm giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. 

Thuế thu nhập cá nhân được tính toán dựa trên khả năng tài chính của người nộp thuế. Theo đó, mức thuế sẽ tăng dần và tỉ lệ thuận với mức thu nhập của mỗi người. 

2. Cách tính thuế TNCN theo phương pháp rút gọn [2023]

Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp rút gọn chỉ áp dụng khi tính thuế đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Không áp dụng đối với cá nhân kinh doanh (theo khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC).

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định theo công thức sau:

(i) Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

(ii) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

(iii) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn

Trong đó:

- Tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm các khoản sau đây:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản trợ cấp, phụ cấp theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

 + Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

+ Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.

+ Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ 08 khoản tiền thưởng theo điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Các khoản thu nhập được miễn thuế theo Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 bao gồm:

+ Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

+ Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả;

+ Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.

+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. (khoản 3 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014)

- Các khoản được giảm trừ:

+ Theo quy định mới nhất tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 2007 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 như sau:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

+ Các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc: 10,5%, trong đó, bảo hiểm xã hội là 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%.

+ Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Sau khi xác định được thu nhập tính thuế thì áp dụng phương pháp rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để tính số thuế phải nộp.

Bậc Thu nhập tính thuế/tháng Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu đồng 5% 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đến 10 triệu đồng 10% 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0,25 trđ
3 Trên 10 triệu đến 18 triệu đồng 15% 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0,75 trđ
4 Trên 18 triệu đến 32 triệu đồng 20% 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1,65 trđ
5 Trên 32 triệu đến 52 triệu đồng 25% 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3,25 trđ
6 Trên 52 triệu đến 80 triệu đồng 30% 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30% TNTT – 5,85 trđ
7 Trên 80 triệu 35% 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9,85 trđ

Trên đây là một số thông tin chi tiết về biểu thuế lũy tiến rút gọn. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo