Thuế là nghĩa vụ cơ bản của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước nhằm đóng góp vào ngân sách nhà nước và các khoản chi tài chính công. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu về Biểu thuế giá trị gia tăng thông qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế là cơ sở để tính ra số thuế phải nộp. Theo Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12: “Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
2. Thuế suất thuế giá trị gia tăng
2.1 Thuế suất thuế GTGT là gì?
Thuế suất thuế giá trị gia tăng là mức thuế phải nộp trên một đơn vị hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
2.2. Các mức thuế suất thuế GTGT
Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng hiện nay là: 0%, 5% và 10%.
STT | Mức thuế suất GTGT | Đối tượng áp dụng |
1 | 0% | Mức thuế áp suất dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế |
2 | 5% | Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp |
3 | 10% | Mức thuế suất áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ thông thường khác |
Lưu ý: Nghị quyết số 43/2022/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2022 đến ngày 31/12/2022, theo đó tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 quy định chính sách giảm thuế như sau: Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
a/ Mức thuế suất 0%
Về tổng quan, mức thuế suất GTGT 0% có thể được áp dụng đối với 4 trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, được coi là xuất khẩu như sau:
Dấu hiệu nhận biết các trường hợp có thể được áp dụng thuế suất GTGT 0%
So sánh với nhóm đối tượng không chịu thuế hay đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT, thuế suất 0% được áp dụng với mục đích hoàn thuế GTGT cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu đã thu trước đó, làm cho giá của hàng hóa dịch vụ xuất khẩu không còn thuế GTGT; nhờ đó, khuyến khích xuất khẩu.
Chi tiết hơn, để có thể được áp dụng mức thuế suất GTGT 0%, hàng hóa, dịch vụ cần thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện:
Điều kiện để được áp dụng mức thuế suất 0%
Các mặt hàng chịu thuế suất 0% – Bảng chi tiết:
① Danh mục hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất GTGT 0% bao gồm:
1. Hàng hóa xuất khẩu | |||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
– Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài | |||
– Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định | |||
– Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài | |||
2. Dịch vụ xuất khẩu | |||
|
Trong đó: Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. |
||
|
|||
– Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam. (Trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng). Nếu hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí. |
|||
3. Vận tải quốc tế | |||
|
|||
|
|||
4. Dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý | |||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
|
|||
5. Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý | |||
|
|||
7. Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; | |||
8. Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu (trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định – chi tiết tại mục ②) | |||
9. Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài |
(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: )
② Danh mục trường hợp đặc thù không được áp dụng thuế suất 0%:
Hàng hóa | |
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến nhưng tổng giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành trở lên.(*) Trừ các trường hợp dưới đây được áp dụng thuế suất GTGT 0%:
Sản phẩm được chế biến từ tài nguyên khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác hoặc mua về để chế biến, trực tiếp chế biến hoặc thuê chế biến mà trong quy trình đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% Hoặc: Sản phẩm được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên khoáng sản (tài nguyên khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về để chế biến, trực tiếp chế biến hoặc thuê chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%. |
|
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu (thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải kê khai tính nộp thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) | |
Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan bao gồm:– Hàng hoá cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan – Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa – Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan |
|
Dịch vụ | |
– Tái bảo hiểm ra nước ngoài |
|
– Dịch vụ cung cấp cho các nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan |
|
– Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành |
|
|
(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC)
Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% ở bảng trên được áp dụng theo mức thuế suất tương ứng của hàng hóa, dịch vụ khi bán ra, cung ứng trong nước.
③ Điều kiện về chứng từ để được áp dụng thuế suất GTGT 0%
Các chứng từ cần có để một hàng hóa, cung cấp dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu đủ điều kiện áp dụng thuế suất GTGT 0% bao gồm:
Các chứng từ chung cần có để một hàng hóa, dịch vụ được coi là xuất khẩu
– Hợp đồng thể hiện xuất khẩu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ ở ngoài Việt Nam;
– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Tờ khai hải quan với hàng hóa xuất khẩu.
- Đối với từng trường hợp hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, bộ chứng từ tối thiểu cần có để một hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc được coi là xuất khẩu đủ điều kiện áp dụng thuế suất GTGT 0% như sau:
Quy định về chứng từ để áp dụng thuế suất 0% với một số trường hợp cụ thể
|
|
– Hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;– Chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Tờ khai hải quan đã làm xong thủ tục hải quan (*) Đối với trường hợp hàng hóa mua từ nhà cung cấp rồi bán luôn cho khách hàng, mà điểm giao và nhận đều ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh bên bán cần có thêm: – Tài liệu chứng minh việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam như: + Hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; + Hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; + Chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ… – Chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: + Chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; + Chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh. Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam mua dầu nhờn của công ty X ở Singapore, sau đó bán cho công ty B ở Việt Nam. Công ty A nhận hàng từ công ty X và giao hàng cho công ty B đều tại cảng biển Singapore. Nếu công ty A có đầy đủ các chứng từ sau: – Hợp đồng mua hàng ký với công ty X; – Hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; – Chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển Singapore; – Chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho công ty X; – Chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu bán dầu nhờn của công ty A với khách hàng công ty B được áp dụng thuế suất 0%. |
|
|
|
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;– Chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
(*) Riêng đối với dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, ngoài các chứng từ nêu trên: – Tàu bay, tàu biển đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải làm thủ tục xuất khẩu. |
|
|
|
– Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài;
– Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé (theo các quy định của pháp luật về vận tải); – Chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng; – Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp. |
|
|
|
1. | Dịch vụ của ngành hàng không được thực hiện trong khu vực cảng hàng không quốc tế, sân bay, nhà ga hàng hóa hàng không quốc tế |
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài;
– Chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. – Nếu dịch vụ cung cấp cho tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài phát sinh không thường xuyên, không theo lịch trình và không có hợp đồng, phải có chứng từ thanh toán trực tiếp của tổ chức nước ngoài, hãng hàng không nước ngoài. (*) Các điều kiện về hợp đồng và chứng từ thanh toán nêu trên không áp dụng đối với dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges). |
|
2. | Dịch vụ của ngành hàng hải thực hiện tại khu vực cảng |
– Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;
– Chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. |
(Quy định tại điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC)
Chi tiết về các hình thức thanh toán qua ngân hàng đảm bảo điều kiện nêu trên được trình bày tại bài viết Điều kiện về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
b/ Mức thuế suất 5%
Danh mục hàng hóa, dịch vụ được áp dụng mức thuế suất GTGT 5%, theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung theo điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC bao gồm:
Các mặt hàng chịu thuế suất 5% – Bảng chi tiết:
Không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%. |
||
|
||
– Quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón như quặng Apatít dùng để sản xuất phân lân, đất bùn làm phân vi sinh | ||
– Thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác | ||
– Các chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng | ||
|
||
|
||
(bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ) |
||
|
||
|
||
– Thực phẩm tươi sống gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác. Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị thì áp dụng thuế suất 10%. | ||
– Lâm sản chưa qua chế biến bao gồm các sản phẩm từ rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: song, mây, tre, nứa, luồng, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại lâm sản khác. | ||
|
||
|
||
– Các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh – Các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương – Dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu – Bơm kim tiêm – Dụng cụ phòng tránh thai – Các dụng cụ, thiết bị y tế |
Các thiết bị, dụng cụ y tế cần có:– Giấy phép nhập khẩu
– hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành – hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế |
|
– Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng
– Vắc-xin – Sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền – Mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm) – Vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế |
||
|
||
|
||
– Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục, thể thao, trừ các khoản doanh thu như: bán hàng hóa, cho thuê sân bãi, gian hàng tại hội chợ, triển lãm | ||
– Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các nhà hát hoặc đoàn tuồng, chèo, cải lương, ca, múa, nhạc, kịch, xiếc có giấy phép hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp | ||
– Sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trừ các sản phẩm không chịu thuế | ||
|
||
– các hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ – các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ – chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử – dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội theo hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và công nghệ, không bao gồm trò chơi trực tuyến và dịch vụ giải trí trên Internet |
||
Nhà ở xã hội là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở |
c/ Mức thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế không nằm trong các danh mục hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai tính nộp; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 0%; danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%.
2.3. Nguyên tắc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT
Việc áp dụng các mức thuế suất GTGT để kê khai, tính nộp cần tuân thủ 3 nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc áp dụng các mức thuế suất thuế GTGT
Nguyên tắc chung số 1 yêu cầu áp dụng thống nhất mức thuế suất GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở tất cả các khâu.
Lưu ý: một số loại hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế ở một số khâu của quy trình luân chuyển hoặc được áp dụng các mức thuế suất khác nhau ở từng khâu trong quá trình luân chuyển.
Ví dụ: Vàng dạng thỏi, miếng, chưa qua chế tác chỉ là đối tượng không chịu thuế ở khâu nhập khẩu; còn lại, khi sản xuất, gia công hay mua bán nội địa vẫn chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.
- Các trường hợp tính thuế khác nhau đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến (chỉ sơ chế) là một ví dụ điển hình.
Ví dụ xác định thuế suất một số trường hợp lưu ý
Ở khâu xuất khẩu, tài nguyên, khoáng sản hoặc sản phẩm được chế biến từ tài nguyên khoáng sản có thể là đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế suất GTGT 0%, tùy vào sản phẩm xuất khẩu được tạo thành từ tài nguyên, khoáng sản đã trải qua quy trình chế biến như thế nào.
Tài nguyên, khoáng sản trường hợp là đối tượng không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu
Trường hợp tài nguyên khoáng sản áp dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu
(Tổng hợp từ Nghị định 146/2017/NĐ-CP)
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Biểu thuế giá trị gia tăng mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận