Biểu mẫu đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động luôn được đặt ra đối với người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động phải tuân thủ theo các quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động do người sử dụng lao động đặt ra. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các yếu tố an toàn vệ sinh lao động và phải ban hành quy định về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Biểu mẫu đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

Tuan Thu Phap Luat La Mot Hanh Vi Mang Tinh Thu Dong 1602164653
Biểu mẫu đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

1. Khái niệm tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

2. Bình luận và phân tích việc tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động là hai lĩnh vực rất quan trọng nhằm bảo đảm điều kiện làm việc, phòng, tránh rủi ro từ môi trường lao động cho người lao động. Nếu xét trên bình diện chung nhất thì bất cứ môi trường lao động nào cũng có rủi ro, các rủi ro có thể có nguyên nhân từ phương tiện, máy móc, công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trong đó có con người. Khi chuẩn bị bước vào quá trình làm việc là người lao động đã bắt đầu đối mặt với rủi ro do tình trạng thiếu an toàn hoặc tình trạng vệ sinh không đảm bảo.

Vì vậy, Bộ luật Lao động xác định “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động”. Quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động, cả ở khu vực kết cấu và phi kết cấu mà không loại trừ chủ thể nào, cho dù là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc. Sở dĩ như vậy là vì, nếu một trong các chủ thể có liên quan không thực hiện là có thể dẫn đến hậu quả và vi phạm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác và môi trường sống. Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quy chuẩn, quy phạm, chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động và các quy định có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước quy định hoặc tham gia, phê chuẩn, được ghi trong các văn bản pháp luật chung (ví dụ Hiến pháp, Bộ luật Lao động…) và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Việt Nam ký kết, gia nhập, phê chuẩn theo pháp luật về điều ước quốc tế, như: Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc (1948); Công ước của Liên hiệp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1989); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật (2006). Các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế: Công ước số 6 (1919) về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp; Công ước số 14 (1921) về áp dụng nghỉ hằng tuần trong các cơ sở công nghiệp; Công ước số 27 (1929) về ghi trọng lượng trên các kiện hàng lớn chở bằng tàu; Công ước số 29 (1930) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước số 45 (1935) về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 80 (1946) Công ước về sửa những điều khoản cuối cùng; Công ước số 81 (1947) về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại; Công ước số 100 (1951) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị như nhau; Công ước số 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước số 116 (1961) về việc sửa đổi các điều khoản cuối cùng; Công ước số 120 (1964) về vệ sinh trong thương mại và văn phòng; Công ước số 122 (1%4) về chính sách việc làm; Công ước số 123 (1965) về tối thiểu được làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 124 (1965) về kiểm tra y tế cho thiếu niên làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 138 (1973) về tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 144 (1976) về sự tham khảo ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động; Công ước số 155 (1981) về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường lao động; Công ước số 182 (1999) về cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Công ước về lao động hàng hải (2006); Tuyên bố chung của Tổ chức Lao động quốc tế về những nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc (1998)…

3. Vì sao phải đánh giá tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động?

  • Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tránh được những vi phạm pháp lý trong quá tình hoạt động của doanh nghiệp. Vì các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ thường xuyên kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
  • Nâng cấp hệ thống quản lý và vận hành, môi trường lao động và hiệu suất sản xuất của công ty, doanh nghiệp.

4. Biểu mẫu đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Tên cơ sở, xí nghiệp:……………………………………………………………….....

Địa chỉ:………………………………………………………………………………..

Điện thoại:……………………………………………………………………………

Bộ phận kiểm tra:…………………………………………………………………….

Hôm nay, ngày… .tháng…. năm…. Chúng tôi gồm có:

1- Đại diện đoàn kiểm tra của doanh nghiệp:

Ông/Bà:………………………………………………….

Và những người khác:

Ông/Bà:……………………………………………

Ông/Bà:……………………………………………

2 - Đại diện cơ sở, xí nghiệp:

Ông/Bà:……………………………………………

Sau khi tiến hành kiểm tra cơ sở, chúng tôi nhận thấy như sau:

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BHLĐ VÀ AN TOÀN VSLĐ – PCCN:

1. Tổng số công nhân:………, ………….nam:…… ……nữ:… …….

2. Số công nhân làm khâu độc hại:… ………….....................

3. Số ca làm việc:………………………………………... ……………….

4. Thời gian nghỉ giữa ca:…………………………...……………………

5. Cán bộ phụ trách an toàn:………. ………………...…………………..

6. Cán bộ phụ trách y tế cơ quan:………………………………………...

7. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên:………………………………………

8. Trang bị phòng hộ lao động:…………………………………………….

II. TÌNH HÌNH VỆ SINH CHUNG.

1. Vệ sinh cơ sở ( Sân bải, nhà xưởng sản xuất, kho tàn..).…… ……………………………….

2. Vệ sinh máy móc:………………………………………………………………….

4. Nhà ăn, nhà ………..tắm:……………………………………………………… ….

5. Nhà vệ sinh phụ nữ:………………………………………………………………….

III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: (có kết quả đo đạt yếu tố VSLĐ kèm theo):

…………………………………………………..

…………………………………………………..

…………………………………………………..

IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VSLĐ :

- Khám sức khỏe định kỳ, tủ thuốc sơ cấp cứu, tập huấn VSLĐ, sổ theo dỏi TNLĐ, sức khỏe, BHYT.………………………………………………………………………………….

V. NHẬN XÉT CHUNG

…………………………………………………..

…………………………………………………..

VI. XỬ LÝ VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Xử lý:

……………………………………………………

……………………………………………………

2. Kiến nghị:

……………………………………………………

……………………………………………………

3. Ý kiến của cơ sở:

…………………………………………………….

……………………………………………………

Biên bản này được đọc lại và hai bên cùng thống nhất ký tên, được lập thành ……bản để gửi:……………………………………………………………………

TRƯỞNG BỘ PHẬN ĐƯỢC KIỂM TRA                                               TM. ĐOÀN KIỂM TRA.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Biểu mẫu đánh giá sự tuân thủ pháp luật mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (291 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo