Biên Chế Kiểm Toán Nhà Nước Theo Quy Định Mới Nhất 2024

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những quy định liên quan đến Biên chế Kiểm toán nhà nước. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Biên Chế Kiểm Toán Nhà Nước Theo Quy Định Mới Nhất 2023

Biên Chế Kiểm Toán Nhà Nước Theo Quy Định Mới Nhất 2023

1. Một số thông tin chung 

Nghị quyết 999/2020/UBTVQH14 về Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước (KTNN) đến 2030 (giai đoạn 2021-2030), trong đó, biên chế của Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 tối đa không quá 2.700 người.

Theo đó, một trong các mục tiêu cụ thể của Chiến lược là xây dựng đội ngũ công chức KTNN tinh gọn, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và có cơ cấu hợp lý.

Biên chế của KTNN do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và xu hướng phát triển trong từng thời kỳ, đến năm 2030 tối đa không quá 2.700 người.

Sắp xếp bố trí, sử dụng đội ngũ dựa trên Đề án vị trí việc làm, tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ và yêu cầu công việc thực tế; 100% kiểm toán viên nhà nước, công chức trực tiếp tham gia hoạt động kiểm toán, làm công tác kế hoạch, tổng hợp, thẩm định báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán, có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô, tương xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán, chuẩn mực quốc tế; nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, phát triển tổ chức bộ máy của KTNN chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước; duy trì ổn định hoạt động các KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực;

Thực hiện nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính, nâng cấp Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán thành Học viện Kiểm toán khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định;

Đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Tin học thành Trung tâm công nghệ thông tin và dữ liệu; nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành trên mọi hoạt động.

Nghị quyết 999/2020/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 16/9/2020.

2. Chỉ tiêu tuyển dụng công chức của Kiểm toán nhà nước năm 2023

Theo đó, tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 30 chỉ tiêu.

- Vị trí: Chuyên viên các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán nhà nước khu vực thuộc Kiểm toán nhà nước.

- Chuyên ngành tuyển dụng:

kiem-toan-nha-nuoc-tuyen-dung

3. Đối tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức của Kiểm toán nhà nước năm 2023

(1) Sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước (đại học công lập) hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

(a) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (toán, vật lý, hóa học, tin học) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông.

(b) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học.

(c) Đạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi Olympic thuộc một trong các môn toán, vật lý, hóa học, cơ học, tin học trong thời gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

(2) Người có trình độ thạc sĩ có độ tuổi trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:

(a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm c khoản (1) nêu trên;

(b) Tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo ở bậc đại học.

(3) Người có trình độ tiến sĩ trong độ tuổi theo quy định tại Điều 23 Nghị định 40/2014/NĐ-CP tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản (2) nêu trên.

4. Hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán Nhà nước năm 2023

Người tham gia dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu đính kèm);

- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển trong trường hợp thí sinh đã có thời gian công tác;

- Bản sao các văn bằng, bảng điểm kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Các văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ bằng tiếng nước ngoài yêu cầu nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Trong trường hợp trên bằng tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo nước ngoài không ghi rõ loại khá, giỏi, xuất sắc thì bổ sung các tài liệu chứng minh kết quả học tập của người dự tuyển đạt loại khá, giỏi, xuất sắc theo xếp loại của trường (ví dụ bảng đánh giá xếp loại của trường; thư xác nhận của trường là đạt loại khá, giỏi, xuất sắc...);

- Bằng khen, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực chứng minh đạt giải cá nhân trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 140/2017/NĐ-CP;

- Bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp theo quy định tại Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BGDĐT ngày 16/6/2014 (đối với văn bằng do cơ sở giáo dục đào tạo nước ngoài cấp);

- Bản sao chứng chỉ tin học, ngoại ngữ được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển

- Giấy chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

5. Hồ sơ, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức Kiểm toán nhà nước năm 2023

- Thời gian nộp hồ sơ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày 27/3/2023 (từ 8h30 đến 11h và từ 13h30 đến 16h30 các ngày làm việc).

- Địa điểm nhận hồ sơ: Vụ Tổ chức cán bộ, Kiểm toán nhà nước, phòng 714, tầng 7 trụ sở Kiểm toán nhà nước, 116 Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Kiểm toán nhà nước không nhận hồ sơ qua đường bưu điện, chỉ tiếp nhận các hồ sơ đủ thành phần theo quy định của Thông báo (đính kèm tại đây) và do người đăng ký dự tuyển trực tiếp đến nộp.

Không trả lại hồ sơ đối với tất cả các trường hợp đăng ký dự tuyển.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định liên quan đến Biên chế Kiểm toán nhà nước mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ mang lại những kiến thức bổ ích đến bạn. Trân trọng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo