Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội quần chúng, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung về quy định liên quan đến biên chế hội chữ thập đỏ. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Biên Chế Hội Chữ Thập Đỏ Theo Quy Định Mới Nhất 2023
1. Thế nào là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, không phân biệt thành Phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.
Mục đích cao cả của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp Phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài Khoản và biểu trưng riêng.
(Khoản 2, 3 Điều 2 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018)
2. Cơ cấu tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Cụ thể tại Điều 4 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, tổ chức của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm:
- Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
-Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
- Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đối với tổ chức Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật,
Ngoài ra còn có các loại hình tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật.
(Điểm a khoản 2 Điều 4 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018)
3. Cơ quan lãnh đạo và bộ máy chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Cơ quan lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm:
+ Đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
+ Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
+ Ban Thường vụ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
- Bộ máy chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bao gồm:
+ Văn phòng và các ban, đơn vị chuyên môn.
+ Tổ chức, nhân sự bộ máy chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do cấp có thẩm quyền quy định để bảo đảm Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
+ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập Hội đồng Tư vấn gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn, các cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, có đủ phẩm chất, năng lực về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Tư vấn do Ban Thường vụ Hội quy định.
+ Các pháp nhân trực thuộc.
(Điều 6 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018)
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Tổ chức và hoạt động Hội Chữ thập đỏ Việt Nam dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể như sau:
- Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
- Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
* Chức năng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
* Nhiệm vụ của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa;...
- Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
- Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.
* Quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo.
- Tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
(Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018)
Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về quy định liên quan đến Biên chế Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Hy vọng với nội dung bài viết trên sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến pháp lý, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nội dung bài viết:
Bình luận