Trường học là nơi cần phải đảm bảo an ninh để đảm bảo nơi học tập an toàn và chất lượng cho học sinh, sinh viên. Trước nhu cầu tuyển bảo vệ trường học đến từ nhiều cơ sở giáo dục hiện nay, các dịch vụ bảo vệ trường học đã và đang cung cấp một lượng lớn nhân viên bảo vệ phục vụ an ninh, bảo đảm trật tự cho cán bộ, giáo viên và học sinh tại các trường. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến quy định về biên chế bảo vệ trường học.
Biên Chế Bảo Vệ Trường Học Theo Quy Định Mới Nhất
1. Những quyền lợi của nhân viên bảo vệ trường học
Bảo vệ trường học là công việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với các chính sách, chế độ giống như cán bộ, công chức làm việc ở đó. Điều này đã được quy định trong khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do Chính phủ ban hành.
Theo đó, lương bảo vệ trường học được tính theo bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP (nay chuyển xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP). Hệ số lương bảo vệ trường học sẽ được nhân theo ngạch và nâng dần theo thâm niên quy định.
Bên cạnh đó, người lao động làm việc theo dịch vụ bảo vệ trường học còn được hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập theo yêu cầu của cơ quan với vai trò giống như một viên chức.
2. Chế độ làm việc của nhân viên bảo vệ trường học
2.1 Điều kiện hưởng chế độ như cán bộ đơn vị sự nghiệp
Theo khoản 3, Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, thì công việc bảo vệ là một trong các công việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động (HĐLĐ) trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (trong đó có trường phổ thông công lập).
Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này quy định: Những người đang làm các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này đã được tuyển dụng kể từ ngày 1/4/1993 (là ngày Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực) thì chuyển sang thực hiện chế độ hợp đồng theo quy định tại Nghị định này.
Mục 4, Phần II Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn, trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn với cá nhân trực tiếp làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thì ngoài những quy định được ghi trong mẫu hợp đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cá nhân trực tiếp làm hợp đồng được hưởng các chế độ, chính sách như cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
- Được áp dụng bảng lương hành chính quy định tại Nghị định số 25/CP (nay chuyển xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP) để xếp lương theo ngạch và để làm các công việc nói tại Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP;
- Được nâng bậc lương theo thâm niên quy định.
- Được điều chỉnh mức lương khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu hoặc theo thang bảng lương mới do cải cách chính sách tiền lương.
- Được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan.
- Được hưởng các chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Nếu được cơ quan cử đi nước ngoài thì được hưởng quyền lợi như cán bộ, công chức,...
Về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP áp dụng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp ông Đỗ Bá Chính làm nhân viên bảo vệ tại trường THPT từ năm 1996 đến nay. Đối chiếu các quy định nêu trên, thì ông Chính là người lao động, thực hiện HĐLĐ theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tại đơn vị sự nghiệp công lập (trường THPT công lập thuộc Sở Giáo dục Đào tạo).
2.2 Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần đối với cán bộ, công chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thì ông Chính là đối tượng thực hiện chế độ làm việc 8 giờ một ngày, 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần như các giáo viên khác trong nhà trường.
Căn cứ khoản 1 Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2012, ông Chính được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);
- Tết Âm lịch 5 ngày;
- Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2/9 dương lịch);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
3. Bảo vệ trường học có được vào biên chế?
Bảo vệ trường học có được vào biên chế
Theo Điều 20 Luật Viên chức, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển
Tuyển dụng phải thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 21 Luật này. Cụ thể như sau:
Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. Bảo đảm tính cạnh tranh. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số.
Về điều kiện dự tuyển được áp dụng theo Khoản 1 Điều 22 như sau:
Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
Có đơn đăng ký dự tuyển; Có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Theo thư bạn viết, nếu như căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương mà trường bạn đang làm việc cần tuyển dụng viên chức vào làm bảo vệ, và nếu bạn đảm bảo đầy đủ các điều kiện được quy định theo Khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức thì bạn hoàn toàn được tham gia thi tuyển hoặc xét tuyển vào làm bảo vệ của nhà trường.
Về thủ tục tuyển dụng viên chức, nếu nhà trường có nhu cầu tuyển dụng và được cấp có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ có thông báo bằng văn bản, trong đó sẽ có những hướng dẫn cụ thể về việc làm thủ tục dự thi hoặc xét.
Vì vậy bạn cần chú ý theo dõi để thực hiện các bước theo đúng quy trình, hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Nội vụ của huyện để được hướng dẫn chi tiết.
4. Nhiệm vụ của bảo vệ trường học
Đảm bảo an ninh trật tự: Bảo vệ trường học có trách nhiệm duy trì an ninh trật tự trong khuôn viên trường học, ngăn chặn các hành vi gây rối, bạo lực, hoặc vi phạm pháp luật.
Bảo vệ tài sản: Bảo vệ tài sản của trường học bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập, và tài sản cá nhân của học sinh và giáo viên.
Kiểm soát ra vào: Quản lý việc ra vào của học sinh, giáo viên, nhân viên và khách ra vào trường học, đảm bảo không có người lạ mặt xâm nhập mà không có sự cho phép.
Giúp đỡ khẩn cấp: Đối phó với các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, tai nạn, hoặc sự cố y tế, và đảm bảo sơ tán an toàn cho tất cả mọi người.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về những quy định liên quan đến Biên chế bảo vệ trường học. Hy vọng nội dung bài viết trên mang lại nhiều nội dung bổ ích đến bạn. Trân trọng.
Nội dung bài viết:
Bình luận