Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai mới nhất!

Các vấn đề xoay quanh đất đai như tranh chấp đất đai được rất nhiều người quan tâm đến. Và thỏa thuận là phương pháp có thể được phần lớn các chủ sở hữu đất lựa chọn để hạn chế được tranh chấp xảy ra. Để xác lập một thỏa thuận bất kỳ cần có sự thống nhất chung giữa các chủ thể. Trong phạm vi bài viết sau đây, ACC sẽ đề cập đến vấn đề biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.

Biên Bản Thỏa Thuận Không Tranh Chấp đất đaiBiên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai

1. Thỏa thuận là gì ?

Thỏa thuận là sự nhất trí chung (không bắt buộc phải được nhất trí hoàn toàn) được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hóa được tất cả các tranh chấp.

Thỏa thuận là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.

Hình thức của thoả thuận

Thỏa thuận có thể được thể hiện dưới dạng lời nói trực tiếp giữa các bên hoặc dưới dạng văn bản ( như hợp đồng- khi các bên đã thống nhất tiến tới giao kết hợp đồng với những điều khoản như đã thỏa thuận; hoặc biên bản thỏa thuận- khi các bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc để đi đến thỏa thuận thống nhất và quá trình thỏa thuận đó giữa các bên được ghi nhận thành văn bản)

Bản thỏa thuận cũng là một dạng hình thức khác của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản để trao đổi và bàn bạc về một vấn đề có liên quan tới hai hay nhiều bên cùng tham gia, tuy nhiên xét về mặt tính chất thì bản thỏa thuận thường là văn bản được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong bản thỏa thuận.

2. Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai là gì? 

Tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về tranh chấp đất đai như sau

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Có thể hiểu Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai là văn bản được dùng để ghi lại những nội dung được các bên trong tranh chấp đất đai cùng đồng ý, thống nhất để lấy cơ sở thực hiện không xảy ra tranh chấp đất đai nữa.

Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản ghi nhận cam kết mà các bên tham gia trong quan hệ đất đai muốn hướng tới. Ngoài ra, trong Biên bản thỏa thuận có thể chứa các nội dung như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ,…

Một mẫu Biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: thông tin các bên tham gia thỏa thuận, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản đã thỏa thuận, chữ ký của các bên liên quan.

Biên bản thỏa thuận sẽ trở thành một chứng cứ thuyết phục để giải quyết tranh chấp khi các bên xảy ra tranh chấp. Vì thế, nội dung Biên bản càng đầy đủ, chi tiết bao nhiêu thì việc giải quyết tranh chấp càng dễ dàng bấy nhiêu.

3. Mẫu biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

(V/v: Thỏa thuận không tranh chấp đất đai)

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015

Căn cứ Luật Đất đai 2013

Căn cứ vào ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày…..tháng…….năm 20......, tại………………………..

Chúng tôi gồm có:

BÊN A: ……………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………...................................................................................

Điện thoại:…………………………………………………………………………………..

Email:……………………………………………………………………………

BÊN B: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………..................................................................................

Điện thoại:…………………………………………………………………………………

Email:……………………………….……………………………………………………..

Cùng thống nhất ký kết Bản thỏa thuận với những điều, khoản sau:

Điều 1. Xác nhận …………………………………………………………………………

……………………………………….. ………………………………………

……………………………………….. ……………………………………………………

…………………………………… ………………………………………………………..

………………………………… …………………………………………………………..

Điều 2. Cam kết của Bên A

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

Điều 3. Cam kết của Bên B

……………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………

BÊN A                                                                                               BÊN

(Ký ghi rõ họ tên)                                                                           (Ký ghi rõ họ tên)

4. Không thực hiện theo thỏa thuận trong tranh chấp đất đai thì phải làm thế nào?

Về vấn đề này có 02 trường hợp xảy ra: Trường hợp 1 là các bên thỏa thuận và yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất / Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Còn trường hợp 2 là các bên tự thỏa thuận và không đưa vấn đề thỏa thuận này lên UBND cấp xã nơi có đất / Tòa án nhân dân. Đối với mỗi trường hợp thì có cách giải quyết như sau:

Thỏa thuận và yêu cầu sự công nhận từ UBND/Tòa án

Nếu các bên đã thỏa thuận về vấn đề trả lại đất tại UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân và 1 trong 2 cơ quan chức năng có thẩm quyền này đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Sau khi có quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên mà một bên không thực hiện theo đúng quy định thì cá nhân yêu cầu có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế bên còn lại thực hiện theo đúng thỏa thuận được đề ra.

Tự thỏa thuận và không đưa vấn đề thỏa thuận này lên UBND/Tòa án

Nếu các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai tự viết biên bản thỏa thuận tại nhà mà không thông báo cho UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân. Sau đó, một trong hai bên không thực hiện theo biên bản thỏa thuận này thì cá nhân có thể yêu cầu được UBND cấp xã nơi có đất bị tranh chấp hoặc Tòa án nhân dân xem xét để giải quyết theo đúng thời gian, trình tự.

5. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.

Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:

Đối với đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Đối với đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về biên bản thỏa thuận không tranh chấp đất đai. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (506 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo