Hiện nay, trong quan hệ lao động tồn tại các chủ thể khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều hình thức ghi nhận mối quan hệ giữa hai bên chủ thể này. Phổ biến là hợp đồng lao động. Tuy nhiên, bên cạnh hợp đồng lao động thì tồn tại những văn bản thỏa thuận hợp tác làm việc. Biên bản thỏa thuận hợp tác làm việc là gì? có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Biên bản thỏa thuận hợp đồng mới nhất.
Biên bản thỏa thuận hợp đồng mới nhất
1. Mẫu biên bản thỏa thuận là gì?
Mẫu biên bản thỏa thuận hay biên bản làm việc được xem là những chứng cứ quan trọng về mặt pháp lý nghi nhận những tồn tại và những điểm đã thống nhất giữa các bên (tổ chức hoặc cá nhân với nhau). Biên bản được lập và có chữ ký của các bên có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên trong quá trình thực hiện và giải quyết các tranh chấp tại tòa án về sau.
Việc xác lập văn bản thỏa thuận là yếu tố đặc biệt quan trọng, không thể bỏ qua về mặt pháp lý. Các bên có thể lập nhiều biên bản làm việc khác nhau cùng thỏa thuận hoặc nghi nhận về một vấn đề, một sự việc chưa được thống nhất hoặc nghi nhận sự thỏa thuận của các bên về một vấn đề nào đó (VD: Hợp tác kinh doanh) làm cơ sở căn cứ để triển khai các bước tiếp theo.
2. Biên bản thỏa thuận hợp đồng mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BIÊN BẢN THỎA THUẬN
(V/v: …..………….)
………………….., ngày…..tháng…….năm 20……,
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào ý chí và sự thỏa thuận của các bên.
Chúng tôi gồm có:
BÊN A:
Họ và tên: ………………………..………………………………..…………………………
Địa chỉ:………………..………………………………………..……………………………….
Điện thoại:………………….…..………………………………..……………………………
Email:……………………….………………….……………..………………………………..
BÊN B:
Họ và tên: ……………………………….………………………………..……….…………
Địa chỉ:………………………………………………………… ………………………………..
Điện thoại:……………………………..…………………………………………………….
Email:……………………………….……………………………………………………………
Cùng thống nhất ký kết Biên bản thoả thuận công việc giữa hai bên với những điều, khoản sau:
Điều 1. Nội dung thỏa thuận
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Điều 2. Cam kết của Bên A
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Điều 3. Cam kết của Bên B
…………………………………………………………………………………………………….
Điều 4. Điều khoản chung
4.1. Bản thoả thuận này có hiệu lực từ ngày ký;
4.2. Bản thoả thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.
BÊN A BÊN B
3. Biên bản thỏa thuận có cần công chứng không?
Hiện nay, tại Luật Công chứng 2014 và những luật liên quan khác đều không quy định việc biên bản thỏa thuận cần phải công chứng. Hoặc cũng có thể nói rằng pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng biên bản thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc công chứng các giao dịch dân sự nói chung và biên bản thỏa thuận nói riêng là một tỏng số những cách mang tính pháp lý cao nhất cho những văn bản giao dịch.
4. Phân biệt hợp đồng thỏa thuận và biên bản thỏa thuận
Hợp đồng thỏa thuận | Biên bản thỏa thuận | |
Khái niệm | Là sự bàn bạc, thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện về việc xác nhận, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận. | Là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên. Được thực hiện để bày tỏ nguyện vọng ý chí của một bên thể hiện dưới dạng bản thỏa thuận và các bên còn lại trong quan hệ liên quan đều đồng ý và phải thực hiện theo những điều đã thể hiện trong biên bản thỏa thuận. |
Hình thức | Bằng miệng, văn bản | Bằng văn bản |
Nội dung | Tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia thỏa thuận với nhau nhằm xác định quyền, nghĩa vụ dân sự nhất định như chủ thể hợp đồng, đối tượng, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, phạt vi phạm, điều khoản về giải quyết tranh chấp.... | Do hai bên cùng tiến hành trao đổi, đề bạt và đưa ra các điều khoản rồi cùng tiến hành ký kết, tuân thủ theo, thực hiện theo những gì các bên đã cam kết trong biên bản thỏa thuận |
Trình tự, thủ tục | - Bước 1: Đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận
- Bước 2: Thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận - Bước 3: Chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng thỏa thuận |
Được xác lập khi các bên thống nhất ý kiến, xác lập mối quan hệ pháp lý. Các bên tham gia sẽ chủ động gặp mặt nhau và tiến hành thỏa thuận xác lập, xây dựng biên bản thỏa thuận cùng giải quyết vấn đề.
|
Hậu quả pháp lý | Phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự | Do biên bản thỏa thuận có thể thể hiện ý chí của một bên hoặc sự thống nhất của các bên nhưng không có hậu quả pháp lý xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự |
Ví dụ: | Bên A bán nhà cho bên B với hợp đồng kèm theo. Nếu như bên B không thức thanh toán đúng thời gian quy định trong hợp đồng thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường những thiệt hại phát sinh. Trong trường hợp xấu nhất, bên A có thể kiện bên B ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền. | Bên A và bên B cùng xác lập một thỏa thuận hôn nhân và cam kết thực hiện nó, Thỏa thuận này và các cam kết trong thỏa thuận không được trái pháp luật. Hình thức hôn nhân duy nhất được pháp luật bảo hộ là "Giấy chứng nhận kết hôn". |
Nhìn chung Hợp đồng thỏa thuận và Biên bản thỏa thuận đều hình thành từ sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Biên bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như Hợp đồng thỏa thuận và đều có giá trị chứng cứ khi các bên có tranh chấp khởi kiện ra Tòa án.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Biên bản thỏa thuận hợp đồng mới nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận