Biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ mới nhất!

Trong nội dung bài viết sau đây của ACC, chúng tôi sẽ gửi đến quý độc giả thông tin về quy định chuyển giao nghĩa vụ trả nợ và biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.

Biên Bản Thỏa Thuận Chuyển Giao Nghĩa Vụ Trả NợBiên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ

1. Thế nào là mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba?

Mua bán nợ, chuyển giao nợ được xác định là những giao dịch dân sự trong đời sống. Theo đó, mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba được xác định là việc chuyển giao nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được quy định là việc bên có nghĩa vụ có thể thực hiện chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền trong quan hệ dân sự đồng ý. Tuy nhiên, trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện trong giao dịch dân sự gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật không có quy định về việc không được chuyển giao nghĩa vụ sẽ không được thực hiện chuyển giao.

Theo đó, việc mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba được hiểu là bên vay bán nợ hoặc chuyển giao nợ cho bên bên thứ ba thay thế mình thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ mà mình đã vay. Theo đó việc bán nợ hoặc chuyển giao nợ này phải thông báo cho bên cho vay và được sự đồng ý của bên cho vay thì mới có thể thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ được. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì bên thứ ba mua nợ, nhận chuyển giao nợ trở thành bên có nghĩa vụ thanh toán tiền vay.

Ngoài ra có thể hiểu theo cách người lại là bên cho vay chuyển giao nợ hoặc bán nợ để cho bên thứ ba đứng ra thế mình đòi nợ. Khi đó, bên có nghĩa vụ thanh toán nợ sẽ phải thực hiện trả nợ cho bên được thế quyền đòi nợ.

2. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán nợ, chuyển giao nợ cho bên thứ ba

2.1. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao nợ (bên thứ ba):

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 370 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi thực hiện bán hoặc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ từ bên có nợ sang cho bên thứ ba thì bên nhận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ trở thành bên chính có nghĩa vụ trả nợ. Như vậy, nghĩa vụ của bên chuyển giao về việc thanh toán công nợ, chịu trách nhiệm về việc thanh toán công nợ và các vấn đề khác có liên quan sẽ thuộc về bên chấp nhận được chuyển giao.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp khi có lời đề nghị mua nợ hoặc nhận chuyển giao nợ từ bên đang có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận chuyển giao (bên thứ ba) buộc phải đồng ý nhận chuyển giao. Khi xét thấy không muốn nhận chuyển giao thì bên thứ ba đó có quyền từ chối nhận chuyển giao. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chỉ thực hiện chuyển giao nghĩa vụ trả nợ khi bên nhận chuyển giao đồng ý.

Theo đó, bên nhận chuyển giao nghĩa vụ thanh toán (bên thứ ba) có nghĩa vụ thanh toán các công nợ mà bên chuyển nhượng đã vay của bên cho vay. Bên cạnh đó, bên thứ ba này còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan sau khi nhận chuyển giao công nợ.

2.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao nghĩa vụ:

Khi thực hiện chuyển giao công nợ cho bên thứ ba nhận nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay thì bắt buộc phải có sự đồng ý của bên nhận nghĩa vụ được chuyển giao. Theo đó, nếu việc chuyển giao công nợ trái với ý muốn của bên thứ ba và trái với đạo đức xã hội thì việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ này có thể bị Toà án tuyên vô hiệu theo quy định pháp luật dân sự.

Căn cứ theo quy định Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì bên chuyển giao nghĩa vụ trả nợ thì phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

– Bên chuyển giao có nghĩa vụ thỏa thuận với bên nhận chuyển giao (bên thứ ba) đầy đủ các nghĩa vụ, những công việc mà bên thứ ba phải làm khi nhận chuyển giao nợ;

– Bên chuyển giao nợ phải thực hiện cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền;

Ngoài ra khi vi phạm vi quy định về chuyển giao nợ thì bên chuyển giao phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra từ việc vi phạm.

Trong trường hợp việc chuyển giao nghĩa vụ ở đây là chuyển giao nợ của bên cho vay thì khi chuyển giao cần lưu ý việc thông báo về việc chuyển giao nợ cho bên có nghĩa vụ trả nợ được biết. Căn cứ theo quy định tại Điều 366 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trả nợ với người thế quyền trong các trường hợp sau:

– Thứ nhất, trường hợp 1: Trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán nợ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người được thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền;

– Thứ hai, trường hợp 2: Trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán nợ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền cho bên thế quyền yêu cầu đòi nợ mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

3. Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ 

       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------***------

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

 (V/v: Chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của Công ty .....…… cho …….)

Căn cứ Bộ luật Dân sự của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ vào ý chí của các bên.

Hà Nội, ngày…..tháng…….năm 20......,

Chúng tôi gồm có:

BÊN A: ………………………………..

Địa chỉ:………………………………...

Điện thoại:……………………………..

Email:………………………………….

BÊN B: ……………………………….

Địa chỉ:………………………………...

Điện thoại:……………………………..

Email:……………………………….…

Cùng thống nhất ký kết Bản thoản thuận với những điều, khoản sau:

Điều 1. Xác nhận nợ

Sau khi đối chiếu, 2 Bên xác nhận, đến hết ngày……tháng…….năm 20.... Công ty …………… còn nợ Bên B tổng số tiền là:…………………………… đ

(Bằng chữ:………………………………………………………………………..), trong đó:

-         Nợ gốc:

-         Lãi:

Điều 2. Cam kết của Bên A

2.1. Bên B…………… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ………………….;

2.2. Thanh toán đầy đủ theo ……………. bên thỏa thuận;

2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cam kết của Bên B

3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;

3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty ………… và toàn bộ các thành viên trong Công ty ………. (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;

3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;

3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Điều khoản chung

4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN A                                                   BÊN B

Trên đây là một số thông tin chi tiết về biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo