Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được hoặc là những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh… Trước khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp phải Quyết định thanh lý tài sản cố định, đồng thời thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ chịu trách nhiệm lập Biên bản thanh lý tài sản cố định thành 02 bản, một bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định. Bản còn lại giao cho phòng kế toán để theo dõi, ghi sổ. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến biên bản thanh lý tài sản cố định bằng tiếng anh.

1. Thanh lý tài sản cố định là gì ?
Theo quy định tại điểm 3.2 khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Trường hợp nhượng bán tài sản cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh, dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án: tài sản cố định nhượng bán thường là những tài sản cố định không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán tài sản cố định hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
Hiểu đơn giản là tài sản cố định được đem đi thanh lý, nhượng bán là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc bị hư hỏng nặng, lỗi thời, lạc hậu, không dùng đến hoặc vì một lý do nào đó (doanh nghiệp sát nhập, nhượng bán hoặc giải thể,...) đơn vị, doanh nghiệp muốn bán tài sản cố định đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hay xử lý để thu hồi vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
2. Quy định về thanh lý tài sản cố định.
Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT- BTC quy định:
Các tài sản cố định chưa tính đủ khấu hao (tức chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì phải tìm ra được nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để tìm cách bồi thường và phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa thể thu hồi, không thể được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính tài sản cố định đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo của doanh nghiệp quyết định;
Nếu số thu để thanh lý và số thu để bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của tài sản cố định chưa được thu hồi hoặc phần giá trị tài sản cố định bị mất thì phần giá trị chênh lệch còn lại được xem là lỗ về thanh lý tài sản cố định và kế toán vào chi phí khác.
Như vậy, các chi phí và doanh thu từ hoạt động thanh lý, bồi thường tài sản được hạch toán vào chi phí và doanh thu khác.
3. Khi nào cần thanh lý tài sản cố định ?
Các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản cố định như sau:
– Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.
– Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
– Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng
vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.
Lưu ý: Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
4. Cách phân loại tài sản cố định.
Tài sản cố định được phân loại dựa theo tiêu chuẩn và cách nhận biết của từng loại tài sản cố định. Cụ thể:
Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định hữu hình
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 24/5/2013 tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau thì được coi là tài sản cố định:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Lưu ý:
- Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản phải quản lý riêng từng bộ phận thì mỗi bộ phận đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
- Đối với súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình (chủ yếu áp dụng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc lớn).
- Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây hoặc cây thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn trên được coi là một tài sản cố định hữu hình.
Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định vô hình
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời 03 tiêu chuẩn sau:
1 - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
2 - Có thời gian sử dụng trên 01 năm trở lên;
3 - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
Nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình.
Lưu ý:
- Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả 03 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp mà không được trích khấu hao.
- Các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời 07 điều kiện sau:
+ Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
+ Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
+ Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
+ Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
+ Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
+ Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
+ Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.
5. Nội dung trong biên bản thanh toán tài sản cố định.
Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được hoặc là những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh… Trước khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp phải a Quyết định thanh lý tài sản cố định, đồng thời thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Theo đó, Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ chịu trách nhiệm lập Biên bản thanh lý tài sản cố định thành 02 bản, một bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định. Bản còn lại giao cho phòng kế toán để theo dõi, ghi sổ.
Trong Biên bản thanh lý tài sản cố định sẽ gồm các nội dung:
- Căn cứ lập Biên bản;
- Thành phần Ban thanh lý tài sản cố định (thông tin nêu rõ họ tên, chức vụ);
- Nội dung thanh lý tài sản cố định:
+ Tên, ký hiệu, cấp hạng tài sản;
+ Số hiệu tài sản;
+ Nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng;
+ Nguyên giá tài sản cố định;
+ Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý và giá trị còn lại;
+ Kết luận, kết quả thanh lý tài sản cố định.
6. Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định.
Đơn vị: …..
Bộ phận: …..
Mẫu số 02-TSCĐ
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày……tháng……năm….
Số:…………….
Nợ:…………….
Có:…………….
Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.
- Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên
- Tiến hành thanh lý TSCĐ:
– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ …….
– Số hiệu TSCĐ …………
– Nước sản xuất (xây dựng) ……………….
– Năm sản xuất ………………..
– Năm đưa vàosử dụng ………. Số thẻ TSCĐ ………
– Nguyên giá TSCĐ ………..
– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ……….
– Giá trị còn lại của TSCĐ ………..
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ….
Ngày……tháng…… năm…..
Trưởng Ban thanh lý
(Ký, họ tên)
- Kết quả thanh lý TSCĐ:
– Chi phí thanh lý TSCĐ: ……….. (viết bằng chữ) ….
– Giá trị thu hồi: ………… (viết bằng chữ) …..
– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..
Ngày……..tháng…….năm….
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
7. Mẫu biên bản thanh toán tài sản cố định bằng tiếng anh.
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
Form No. 02-TSCD
(Issued according to Circular No. 133/2016/TT-BTC dated August 26, 2016 of the Ministry of Finance)
MINUTES OF LIQUIDATION OF FIXED ASSETS
Day month Year….
Number:…………….
In debt:…………….
Have:…………….
Pursuant to Decision No: …………………… date……month……….. of …………..on the liquidation of fixed assets.
- Fixed asset liquidation board includes:
Mr/Ms: ……………………………………………… Position ……………………. Representative …………………… Head of Committee
Mr/Ms: ……………………………………………… Position ……………………. Represent …………………. Commissioner
Mr/Ms: ……………………………………………… Position ……………………. Representative …………………… Member
- Carrying out liquidation of fixed assets:
– Name, code, specification (class) of fixed assets …….
- Number of fixed assets ………….
– Country of production (construction) …………………….
– Year of manufacture ……………………..
– Year put into use …………. Fixed asset card number ………….
– Original cost of fixed assets ……………….
– Depreciated depreciation value up to the time of liquidation ………….
– Remaining value of fixed assets ……………….
III. Conclusion of the Fixed Asset Liquidation Board….
Day month Year…..
Head of Liquidation Department
(Signature, full name)
- Result of liquidation of fixed assets:
– Cost of liquidation of fixed assets: …….. (in words) ….
– Recovery value: ………… (in words) …..
– Recorded decrease in fixed assets book dated……month…….……..
Day month Year….
Manager
(Signature, full name, stamp)
Chief accountant
(Signature, full name)
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Biên bản thanh lý tài sản cố định bằng tiếng anh”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận