Biên bản thanh lý hợp đồng nhà phân phối [2024]

Nếu như khi tiến hành hợp tác kinh doanh, trao đổi hay mua bán chúng ta cần phải ký kết hợp đồng với các điều khoản rõ ràng thì sau hết hạn hợp đồng, bắt buộc chúng ta phải tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng để đôi bên không còn ràng buộc với nhau. Lúc này, cần phải có một biên bản thanh lý hợp đồng để xác nhận việc các bên đã hoàn thiện nghĩa vụ với nhau, đồng thời ghi rõ lại diễn biến quá trình thanh lý để làm căn cứ pháp lý về sau. Mặc dù loại biên bản này không có hiệu lực pháp lý nhưng nó được xem như một thủ tục bắt buộc khi chúng ta chấm dứt một hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về nội dung Biên bản thanh lý hợp đồng nhà phân phối [2023], mời quý khách hàng tham khảo.

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sự chấm dứt, hoàn tất công việc được hai bên xác nhận sau quá trình làm một việc nhất định về chất lượng, số lượng của công việc được sự thống nhất của hai bên. Cụm từ “Thanh lý hợp đồng” được cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên nên có thể nói đây là việc chấm dứt hợp đồng. Thuật ngữ xuất hiện trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và hiện hành không còn được sử dụng, áp dụng cụm từ này trong văn bản quy phạm pháp luật.

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi một công việc nào đó và được hai bên tham gia xác nhận lại về khối lượng, chất lượng, cũng như những phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó, sau đó cả hai bên cùng đồng ý ký tên.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng cụ thể như sau:

" Điều 422. Chấm dứt hợp đồngHợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định."

Hệ thống phân phối là gì? Khám phá đầy đủ hệ thống phân phối

biên bản thanh lý hợp đồng nhà phân phối

2. Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng?

Khái niệm thanh lý hợp đồng lần đầu tiên xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Cụ thể, Điều 28 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định về thanh lý hợp đồng cụ thể như sau:

" Điều 28. Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp:

1- Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong;

2- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thời hạn đó;

3- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc huỷ bỏ;

4- Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này."

Hiện tại, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực. Tại Bộ luật Dân sự 2015 đang có hiệu lực chỉ có các quy định về chấm dứt hợp đồng. Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng việc thanh lý hợp đồng trong các giao dịch dân sự.

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất nhằm hạn chế tranh chấp đối với những phần nghĩa vụ đã hoàn thành.

3. Có bắt buộc lập biên bản thanh lý hợp đồng không?

Cho tới thời điểm hiện tại không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trường hợp nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý.

4. Nhà phân phối là gì? Hợp đồng nhà phân phối là gì? 

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nhà phân phối. Tuy nhiên hoạt động phân phối lại được quy định trong khoản 4 điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau:

“4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.”

Như vậy nhà phân phối là chủ thể thực hiện các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.

Hợp đồng phân phối là hoạt động thương mại phổ biến trong quá trình tiêu thụ hàng hóa của các thương nhân nhưng loại thương mại lại không có những quy định điều chỉnh hoạt động này. Khái niệm phân phối trong hoạt động thương mại quốc tế được hiểu là việc nhà phân phối mua hàng hóa từ nhà sản xuất trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất và nhà phân phối nhân danh chính mình bán lại hàng hóa trong phạm vi một thị trường nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng phân phối cũng do hai bên thỏa thuận dựa trên ý chí của các bên, người bán sẽ giao cho người mua quyền kinh doanh một loại hàng nhất định trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Hợp đồng phân phối độc quyền do các bên thỏa thuận các bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng nhất định.

5. Biên bản thanh lý hợp đồng nhà phân phối

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số: ………../TLHĐ

Căn cứ vào Hợp đồng ............. số: ................/………….. ký ngày ..../...../........ giữa Công ty .......... và Công ty ...........

Hôm nay, ngày ...... tháng ..... năm ........ Tại …………………………

Chúng tôi gồm:

BÊN A: CÔNG TY .......................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………

Đại diện bởi ông : ………………………………………………………………………………………

Chức danh           : ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại        : …………………………………… Fax: …………………………………………

MST                     : …………………………………………………………………………………....

BÊN B: CÔNG TY ...................................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………..

Đại diện bởi ông : . ……………………………………………………………………………………

Chức danh           : ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại        : ……………………………………………… Fax: ………………………………

MST                     : ………………………………………………………………………………………

Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng .................... số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........  với nội dung sau:

ĐIỀU 1:

Bên B đã tiến hành ............... cho Bên A theo hợp đồng ........... nghiệp số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../.......

ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:

Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:

- Giá trị hợp đồng trước thuế: …….…………………………………………………………………
- Thuế VAT: ……………………………………………………………………………………………

- Giá trị hợp đồng sau thuế: …………………………………………………………………………

Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ........................................

ĐIỀU 3:

Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.

Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: ....../......../....../200. ký ngày ..../...../........  giữa Công ty ............ và Công ty ...........

Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B

Giám đốc                                                                 Giám đốc

Trên đây là bài viết Biên bản thanh lý hợp đồng nhà phân phối [2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo