Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán vật tư [2024]

Thanh lý hợp đồng mua bán vật tư là một vấn đề thường thấy trong quan hệ dân sự liên quan đến hợp đồng. Tương ứng với khái niệm chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự 2015. Việc chấm dứt có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi nhận sự chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng cũng như hạn chế các tranh chấp phát sinh sau khi hợp đồng chấm dứt. Chính vì vậy, trong bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp cho quý khách hàng thông tin về Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán vật tư [2023]

Vật tư là gì? Những thông tin liên quan về vật tư
Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán vật tư [2023]

1. Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi một công việc nào đó và được hai bên tham gia xác nhận lại về khối lượng, chất lượng, cũng như những phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó, sau đó cả hai bên cùng đồng ý ký tên.

Thuật ngữ “thanh lý hợp đồng kinh tế” được đề cập trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời thì thuật ngữ này không còn được đề cập đến. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn sử dụng đến cụm từ “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và trong các hợp đồng của mình nhằm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.

Căn cứ theo Pháp lệnh 1989 thì thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp:

- Khi hợp đồng kinh tế được thực hiện xong

- Khi thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó

- Khi hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện

- Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể hoặc khi người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế không có đủ điều kiện để thực hiện hợp đồng kinh tế.

2. Vật tư là gì?

Vật tư là các loại vật liệu quan trọng được dùng trong quy trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm nhưng không trực tiếp cấu thành nên sản phẩm.

Vật tư có thể là vật liệu đã là thành phẩm hoặc bán thành phẩm như bao bì hoặc vật liệu làm bao bì, túi nilon, túi giấy hay thùng carton.

Vật tư được cấu thành từ hai từ "vật" và "tư". "Vật" để chỉ các vật liệu và "tư" trong "tư liệu sản xuất" chỉ các công cụ, dụng cụ và máy móc thi công công trình.

Vậy vật tư chính là bộ phận cơ bản trong xuyên suốt quá trình sản xuất gồm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị.

3. Phân loại vật tư

Nhóm nguyên vật liệu

  • Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu thành trực tiếp nên sản phẩm hay các bộ phận chính của sản phầm như xi măng, sắt thép trong xây dựng, vải trong may mặc…
  • Nguyên liệu, vật liệu phụ: cũng là đối tượng lao động nhưng chỉ phụ trợ trong sản xuất nhằm tăng chất lượng, hình dáng, màu sắc sản phẩm hoặc phục vụ quản lý sản xuất.
  • Nhiên liệu: gồm các loại như xăng dầu chạy máy, than củi, khí ga… được dùng với mục đích phục vụ cho công nghệ sản xuất.
  • Phụ tùng thay thế: là các chi tiết của phụ tùng, có tác dụng thay thế, sửa chữa máy móc trong thiết bị sản xuất và phương tiện vận chuyển.
  • Vật liệu lắp đặt trong công trình: gồm những vật liệu và thiết bị dùng để lắp đặt trong các công trình xây dựng cơ bản như điều hòa, máy phát, máy bơm, TV, máy chiếu…
  • Vật liệu khác: là những vật liệu còn lại được thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, hay những nơi sản xuất kinh doanh như bao bì, vật đóng gói…
  • Phế liệu: loại vật liệu được tận dụng trong quá trình sản xuất, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như phôi bào, vải vụn, trạc vữa, đề C, bao xi măng…

Nhóm công cụ dụng cụ

Công cụ, dụng cụ là các tư liệu tham gia vào sản xuất kinh doanh, nó bị bào mòn dần dẫn đến giảm tính năng sử dụng theo thời gian.

Các loại công cụ, dụng cụ thường được phân loại dựa theo phân bố chi phí, yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng.... Nhưng người ta thường dựa vào phân bố chi phí để tiện việc hạch toán.

Dựa vào đó, công cụ, dụng cụ được chia thành 2 loại:

  • Loại phân bổ 100%: đây là loại phân bổ một lần, có thời gian sử dụng ngắn và giá trị nhỏ như cuốc, xẻng, búa, xe lôi, chổi quét, thiết bị bảo hộ lao động…
  • Loại phân bổ nhiều lần: Là loại có giá trị lớn và phân bổ đều dần như dàn giáo, cốp pha…

3. Vai trò của mẫu biên bản thanh lý hợp đồng

Từ nội dung trên có thể thấy, thông qua biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác định được mức độ thực hiện các nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.

Qua biên bản thanh lý hợp đồng cũng xác định được các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.

Khi các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế cũng xem như được chấm dứt. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.

Mục đích của việc thanh lý hợp đồng thực chất là giúp cho các bên ký kết hợp đồng xác định các bên đã thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình đến đâu, trách nhiệm vụ nào còn tồn đọng, hậu quả thế nào?

Sau khi xác định xong, phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, riêng đối với những phần quyền, nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.

Từ đó có thể thấy, thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên còn lại nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra đối với các phần quyền, nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện về sau (nếu có)

Thanh lý hợp đồng thường đi kèm và gắn liền với hợp đồng kinh tế.

4. Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán vật tư [2023]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------***-------

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT TƯ

 

- Căn cứ hợp đồng số ......./... đã ký giữa hai bên ngày ... tháng ..... năm..... ;

- Căn cứ bộ luật dân sự năm 2015, Luật thương mại 2005;

- Căn cứ tình hình thực tế thực hiện hợp đồng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay tại địa chỉ số..... đường ..., phường ..., quận .... tỉnh/Thành phố ....

Chúng tôi gồm:

BÊN A: .............................................................................

Họ và tên: .....................................Giới tính: ...................

Chức vụ: …………………………..................…………….

Ngày sinh: ................ Dân tộc: ........ Quốc tịch: ................

Chứng minh nhân dân số: ................... Ngày cấp: ............

Nơi cấp: ……………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………

Chỗ ở hiện tại: ......................................................................

BÊN A: ................................................................................

Họ và tên: .....................................Giới tính: ......................

Chức vụ: …………………………..................…………….

Ngày sinh: ................ Dân tộc: ........ Quốc tịch: ................

Chứng minh nhân dân số: ................... Ngày cấp: ............

Nơi cấp: ……………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………

Chỗ ở hiện tại: ......................................................................

Hai bên thỏa thuận thanh lý hợp đồng số: ....../..... ký ngày .... tháng .... năm .... với nội dung cụ thể như sau:

Điều 1Thanh lý quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng

Bên B đã thực hiện đầy đủ các nội dung trong hợp đồng số: ....../..... ký ngày .... tháng .... năm .... ký với Bên A. Hai bên đã nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ và thanh toán đầy đủ nghĩa vụ công nợ của hợp đồng trên.

Điều 2Cam kết chung

Hai bên đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng và không còn thắc mắc hay khiếu kiện về việc thực hiện nghĩa vụ của nhau.

Biên bản thanh lý hợp đồng này được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản, một bản lưu tại Công ty, một bản gửi đến phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội.

Đại diện hai bên cùng đọc và ký tên dưới đây.

BÊN A BÊN B
(kí và ghi rõ họ tên) (kí và ghi rõ họ tên)

5. Mục đích sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng

Thanh lý hợp đồng luôn đi kèm và gắn liền với hợp đồng nên về bản chất, mục đích của biên bản thanh lý hợp đồng là:
  • Giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì
  • Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực
  • Giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện là mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng
  • Các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.

Trên đây là bài viết về Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán vật tư [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo