Hiện nay việc lập biên bản niêm phong tài sản để phục vụ cho công tác xử lý các vụ việc dân sự, hình sự... Hãy cùng tìm hiểu về nội dung biên bản niêm phong hải quan trong bài viết dưới đây nhé.
1. Niêm phong hải quan
Niêm phong hải quan – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Customs Sealing.
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật Hải quan 2014: “Niêm phong hải quan là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa."
Trường hợp bắt buộc và không bắt buộc niêm phong hải quan căn cứ theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 28 Thông tư 39/2018/TT-BTC được thay thế bổ sung cho Điều 50 Thông tư 38/2015/TT- BTC, quy định chung về hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
2. Các trường hợp bắt buộc phải niêm phong hải quan
Các trường hợp phải niêm phong hải quan bao gồm:
- Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 4 Điều này; quy chế lương thường
- Hàng hóa trung chuyển, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 4 Điều này;
- Hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng cạn, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính; hàng hóa xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng vận chuyển từ kho CFS, kho ngoại quan đến cảng cạn, từ kho ngoại quan đến địa điểm chuyển phát nhanh, địa điểm hàng bưu chính;
- Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập, kho CFS, cảng cạn, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung để kiểm tra thực tế hàng hóa, để lấy mẫu hàng hóa
- Hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này;
- Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trọng khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này,
- Hàng hóa không phải niêm phong nhưng đóng ghép chung container với hàng hóa phải niệm phong theo quy định tại khoản này;
- Hàng hóa buộc tái xuất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vận chuyển từ các địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
3. Các trường hợp không phải niêm phong hải quan
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp được miễn kiểm tra thực tế;
– Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan;
– Hàng hóa từ nước ngoài giữ nguyên trên phương tiện vận tải nhập cảnh được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng nhưng không dỡ hàng xuống cảng biển, cảng hàng không tại Việt Nam;
– Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển bằng container từ cảng này đến cảng khác được dỡ xuống phương tiện vận tải đường thủy hoặc để trên tàu xếp chồng khít, nhiều tầng, nhiều lớp để vận chuyển đến cửa khẩu xuất nếu còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;
– Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không, ga đường sắt đến cảng đích ghi trên vận đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển hoặc không thay đổi phương tiện vận tải để vận chuyển đến cảng đích nếu đáp ứng điều kiện được chứa trong container, toa xe còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; sắt còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển ghi trên chứng từ vận tải đề vận chuyển đến Việt Nam, hàng hóa quá cảnh qua đường hàng không quốc tế được đưa vào Việt Nam và đưa ra nước ngoài tại cùng một cảng hàng không quốc tế;
– Hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biển chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển; hàng hóa trung chuyển được vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển bằng đường biển, đường thủy nội địa chứa trong container còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển, hàng hóa trung chuyển từ nước ngoài đưa vào bến cảng trung chuyển và được đưa ra nước ngoài tại chính bến cảng trung chuyển này;
– Hàng hóa khác không thuộc các trường hợp phải niêm phong hải quan. (Theo Thông tư Số: 39/2018/TT-BTC)
4.Việc giám sát hàng hóa nhập khẩu là lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ năm 2015 về thủ tục kiểm tra, xác nhận như sau:
Đối với lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan, công chức hải quan tại cửa khẩu nhập thực hiện:
- Trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định:
+ Niêm phong hải quan (nếu hàng hóa niêm phong được);
+ Lập biên bản bàn giao trên Hệ thống thông qua chức năng “Biên bản bàn giao". Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức hải quan phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cẩn). In 02 bản Biên bản bàn giao từ Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức. Yêu cầu đại diện doanh nghiệp ký và ghi rõ họ tên. Cơ quan hải quan lưu 01 bản; giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
+ Trường hợp không thực hiện được việc lập Biên bản bàn giao trên Hệ thống thì thực hiện lập Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
+ Xác nhận đã niêm phong sau khi đã lập Biên bản bàn giao (bao gồm cả trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng niêm phong nhưng không thể niêm phong được) trên Hệ thống thông qua chức năng "Xác nhận niêm phong hàng hóa a.4) Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.
- Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định: hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa". Thực hiện việc in danh sách container hoặc danh sách hàng hóa, chuyển cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển khi có yêu cầu.
Theo đó, việc giám sát hàng hóa nhập khẩu là lô hàng nhập khẩu phải niêm phong hải quan được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu trên.
Trường hợp không phải niêm phong hải quan theo quy định thì hủy yêu cầu phải niêm phong hải quan trên Hệ thống thông qua chức năng “Đề xuất/Bỏ đề xuất niêm phong hàng hóa".
4. Mẫu biên bản niêm phong hải quan:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BIÊN BẢN NIÊM PHONG ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU BỊ TẠM GIỮ
Hồi ………. giờ ………. ngày ………. tháng ………. năm ………………… tại …………
Căn cứ Điều 90 và Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ(1)………….ngày ………….tháng …………năm…. của ……….
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ………… thuộc Cơ quan ………
Ông/bà: ………….là người chứng kiến
Ông/bà: …………
Ông/bà: …………
Tiến hành niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ trong vụ án/vụ việc ………..
Các đồ vật, tài liệu bị niêm phong gồm (2):…….
(1) Căn cứ các Lệnh/Quyết định/Biên bản hoạt động tố tụng;
(2) Ghi rõ tên, số lượng, đặc điểm, tình trạng của đồ vật, tài liệu trong vụ án khi niêm phong; mô tả đầy đủ trình tự, thủ tục tiến hành niêm phong.
Ghi chú: Trình tự, thủ tục niêm phong thực hiện theo quy định tại Nghị định số 127/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ.
……..
Sau khi niêm phong, đồ vật, tài liệu nêu trên được giao cho ông/bà: ………. thuộc ……………… để bảo quản theo quy định của pháp luật.
Người có trách nhiệm bảo quản đồ vật, tài liệu bị niêm phong nêu trên mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong, tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Việc niêm phong đồ vật, tài liệu bị tạm giữ kết thúc hồi ……………….. giờ………….
Ngày ……….. tháng ……….. năm………….. Biên bản đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản này được lập thành ba bản, một bản giao cho người được giao bảo quản đồ vật, tài liệu, hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI ĐƯỢC GIAO BẢO QUẢN
(ký và ghi rõ họ tên)
ĐỒ VẬT, TÀI LIỆU
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(ký và ghi rõ họ tên)
Trên đây là một số thông tin liên quan đến biên bản niêm phong hải quan. Nếu các bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
Nội dung bài viết:
Bình luận