1. Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm là gì?
Phòng thí nghiệm hay gọi cách khác phòng thực nghiệm là một cơ sở được thiết kế và xây dựng nhằm cung cấp các điều kiện, có đảm bảo an toàn cho việc triển khai thực hiện các thí nghiệm, thực nghiệm trên các lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực tự nhiên (sinh – lý – hóa….) phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Phòng thí nghiệm có thể là một căn phòng trong một tòa nhà, công trình hoặc là một tòa nhà công trình riêng biệt chuyên để thực hiện các thí nghiệm.
Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc nghiệm thu phòng thí nghiệm. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung nghiệm thu…
Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm được dùng để ghi chép lại quá trình nghiệm thu phòng thí nghiệm bao gồm người tham gia nghiệm thu, Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị có chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017, phù hợp với các phép thử mà phòng thí nghiệm dự kiến tiến hành thử nghiệm.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm mới nhất:
BỆNH VIỆN …
KHOA…
Số: …/…..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày ….. tháng ….. năm…
BIÊN BẢN
NGHIỆM THU PHÒNG THÍ NGHIỆM
Hôm nay, vào lúc … ngày … tháng … năm … tại Trường … Khoa …… tiến hành họp nghiệm thu phòng thí nghiệm số …
1.Thành phần tham gia nghiệm thu:
-Đại diện tư vấn giám sát:
Họ tên:
Chức vụ:
-Đại diện đơn vị thi công:
Họ tên:
Chức vụ:
-Đại diện đơn vị thí nghiệm:
Họ tên:
Chức vụ:
2.Nội dung nghiệm thu:
a.Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị: …
(Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017, phù hợp với các phép thử mà phòng thí nghiệm dự kiến tiến hành thử nghiệm)
b.Các ý kiến khác nếu có
3.Kết luận:
Chấp nhận nghiệm thu phòng thí nghiệm để đưa vào sử dụng
Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật về biên bản nghiệm thu này.
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN THI CÔNG
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
THÍ NGHIỆM
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản nghiệm thu phòng thí nghiệm:
-Ghi rõ biên bản được lập vào hồi mấy giờ, ngày, tháng, năm nào?
-Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017, phù hợp với các phép thử mà phòng thí nghiệm dự kiến tiến hành thử nghiệm.
4. Một số quy định về phòng thí nghiệm:
Theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017 yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm
Tính khách quan
– Hoạt động thí nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan và phải được tổ chức và quản lý sao cho đảm bảo tính khách quan.
– Lãnh đạo phòng thí nghiệm phải cam kết về tính khách quan trong quá trình quản lý phòng thí nghiệm.
– Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm đối với tính khách quan trong các hoạt động của mình và không được cho phép các áp lực thương mại, tài chính hoặc các áp lực khác làm ảnh hưởng đến tính khách quan.
– Phòng thí nghiệm phải nhận diện các rủi ro đối với tính khách quan của mình một cách liên tục. Điều này phải bao gồm các rủi ro nảy sinh từ các hoạt động hoặc từ các mối quan hệ của phòng thí nghiệm hay các mối quan hệ của nhân sự của phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, các mối quan hệ này không nhất thiết thể hiện phòng thí nghiệm có rủi ro đối với tính khách quan.
– Khi một rủi ro đối với tính khách quan được nhận diện, phòng thí nghiệm phải có khả năng chứng tỏ cách thức loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro đó.
Bảo mật
– Bằng các cam kết có giá trị pháp lý, phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tất cả các thông tin được thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thí nghiệm. Phòng thí nghiệm phải thông báo trước cho khách hàng, về các thông tin dự định công khai. Ngoại trừ thông tin mà khách hàng công khai hoặc khi đã được phòng thí nghiệm và khách hàng thống nhất (ví dụ với mục đích đáp ứng khiếu nại), tất cả các thông tin khác đều được coi là tài sản thông tin của khách hàng và phải được coi là bí mật.
– Khi phòng thí nghiệm theo yêu cầu của luật pháp hoặc được ủy quyền theo thỏa thuận hợp đồng để cung cấp thông tin bí mật, thì khách hàng hoặc cá nhân có liên quan phải được thông báo về thông tin được cung cấp, trừ trường hợp luật pháp ngăn cấm.
– Thông tin về khách hàng thu được từ các nguồn không phải là khách hàng (ví dụ: bên khiếu nại, cơ quan quản lý) phải được giữ bí mật giữa khách hàng và phòng thí nghiệm. Nguồn cung cấp thông tin này phải được phòng thí nghiệm giữ bí mật và không được chia sẻ với khách hàng, trừ khi được người cung cấp thông tin đồng ý.
– Nhân sự, bao gồm mọi thành viên của các ban, các nhà thầu, nhân sự của các tổ chức bên ngoài hoặc các cá nhân hoạt động với danh nghĩa của phòng thí nghiệm phải giữ bí mật tất cả các thông tin thu được hoặc tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thí nghiệm, trừ khi được luật pháp yêu cầu.
Yêu cầu về cơ cấu
– Phòng thí nghiệm phải là một pháp nhân, hoặc một bộ phận xác định của pháp nhân, chịu trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động thí nghiệm của mình.
Trong tiêu chuẩn này, phòng thí nghiệm của nhà nước được coi là một pháp nhân trên cơ sở vị trí của phòng thí nghiệm trong hệ thống tổ chức chính quyền.
– Phòng thí nghiệm phải xác định người lãnh đạo/người quản lý chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với phòng thí nghiệm.
– Phòng thí nghiệm phải xác định và lập thành văn bản phạm vi các hoạt động thí nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn này. Phòng thí nghiệm chỉ được công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này đối với phạm vi hoạt động thí nghiệm này và phạm vi hoạt động không bao gồm các hoạt động thí nghiệm do bên ngoài cung cấp một cách thường xuyên.
– Các hoạt động thí nghiệm phải được thực hiện sao cho đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, của khách hàng của phòng thí nghiệm, của cơ quan quản lý và của các tổ chức thực hiện việc thừa nhận. Điều này phải bao gồm các hoạt động thí nghiệm được thực hiện tại tất cả các cơ sở thường xuyên của phòng thí nghiệm, các địa điểm nằm ngoài cơ sở thường xuyên, các cơ sở tạm thời hoặc di động có liên quan hoặc tại cơ sở của khách hàng.
– Phòng thí nghiệm phải:
Thứ nhất, xác định cơ cấu tổ chức và quản lý của phòng thí nghiệm, vị trí của nó trong tổ chức mẹ và các mối quan hệ giữa các hoạt động quản lý, kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ;
Thứ hai, quy định trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ tương tác của tất cả nhân sự quản lý, thực hiện hay kiểm tra xác nhận công việc có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thí nghiệm;
Thứ ba, lập thành văn bản các thủ tục của phòng thí nghiệm ở mức độ cần thiết để đảm bảo áp dụng nhất quán tất cả các hoạt động thí nghiệm và giá trị sử dụng của kết quả.
Phòng thí nghiệm phải có nhân sự, không kể các trách nhiệm khác, có quyền hạn và nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình, bao gồm:
Một là, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý;
Hai là, nhận biết những sai lệch so với hệ thống quản lý hoặc các thủ tục để thực hiện các hoạt động thí nghiệm;
Ba là, khởi xướng các hành động để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những sai lệch này;
Bốn là, báo cáo cho lãnh đạo phòng thí nghiệm về kết quả thực hiện hệ thống quản lý và mọi nhu cầu cải tiến;
Năm là, đảm bảo hiệu lực của các hoạt động thí nghiệm.
Quản lý phòng thí nghiệm phải đảm bảo:
việc trao đổi thông tin được thực hiện liên quan đến tính hiệu lực của hệ thống quản lý và tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu khác; duy trì tính toàn vẹn của hệ thống quản lý khi những thay đổi đối với hệ thống quản lý được hoạch định và thực hiện.
Yêu cầu về nguồn lực
Yêu cầu chung thì phòng thí nghiệm phải có sẵn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các hệ thống và dịch vụ hỗ trợ cần thiết để quản lý và thực hiện các hoạt động thí nghiệm của mình.
– Tất cả nhân sự của phòng thí nghiệm, cả nội bộ hoặc bên ngoài, có thể ảnh hưởng đến hoạt động thí nghiệm đều phải có năng lực, hành động một cách khách quan và thực hiện công việc đúng theo hệ thống quản lý của phòng thí nghiệm.
– Phòng thí nghiệm phải lập thành văn bản các yêu cầu về năng lực đối với từng vị trí chức năng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động thí nghiệm, bao gồm các yêu cầu về giáo dục, trình độ chuyên môn, đào tạo, kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và kinh nghiệm.
– Phòng thí nghiệm phải đảm bảo rằng nhân sự có năng lực thực hiện các hoạt động thí nghiệm mà họ chịu trách nhiệm và đánh giá mức độ nghiêm trọng của những sai lệch.
– Lãnh đạo phòng thí nghiệm phải trao đổi thông tin với nhân sự về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của họ.
– Phòng thí nghiệm phải có (các) thủ tục và lưu hồ sơ về việc: xác định các yêu cầu về năng lực; lựa chọn nhân sự hay đào tạo nhân sự; giám sát nhân sự; trao quyền cho nhân sự; theo dõi năng lực nhân sự.
– Phòng thí nghiệm phải trao quyền cho nhân sự thực hiện các hoạt động thí nghiệm cụ thể, bao gồm, nhưng không giới hạn ở: xây dựng, sửa đổi, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp; phân tích kết quả, kể cả các tuyên bố về sự phù hợp hoặc các ý kiến và diễn giải; báo cáo, xem xét và phê duyệt kết quả.
Nội dung bài viết:
Bình luận