1. Biên bản nghiệm thu là gì?
Biên bản nghiệm thu là biên bản do các đơn vị, tổ chức lập nhằm mục đích chứng minh cho việc nghiệm thu, bàn giao giữa hai bên dựa trên các tiêu chuẩn, thỏa thuận trước đó. Tức là biên bản nghiệm thu chỉ được lập khi công việc đã hoàn thành một phần hoặc toàn bộ. Nghiệm thu giúp các cá nhân, doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sản phẩm, công trình, dịch vụ trước khi bàn giao, nghiệm thu cho khách hàng.
Theo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, biên bản nghiệm thu nội bộ là biên bản mà nhà thầu thi công xây dựng phải lập để tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng, đặc biệt là phần việc, phần khuất; bộ phận công trình; hạng mục công trình, công trình trước khi đề nghị chủ đầu tư nghiệm thu.
Biên bản nghiệm thu nội bộ là một trong những căn cứ để: nghiệm thu công việc xây dựng; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng công trình hoàn thành; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng.
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những biên bản nghiệm thu khác nhau. Ví dụ, trong Hợp đồng mua bán hàng hóa, sau khi bàn giao sẽ lập Biên bản nghiệm thu bàn giao; trong hoạt động xây dựng, lập biên bản nghiệm thu công trình xây dựng…
Biên bản này được lập để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm đã bàn giao, thi công, lắp đặt…
Nội dung của biên bản nghiệm thu thường bao gồm các nội dung sau:
– Tên công việc được nghiệm thu
– Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
– Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
– Kết luận nghiệm thu;
– Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
– Phụ lục kèm theo (nếu có).
Đối với quy định về điều kiện đưa công trình, hạng mục công trình vào khai thác sử dụng, Khoản 3 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
– Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
– Đối với công trình quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này, việc kiểm tra, nghiệm thu phải được sự kiểm tra và chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định nghiệm thu quy định tại điểm a khoản này của chủ đầu tư.
Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước nước ngoài đầu tư công, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng xây dựng sau khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
Đối với công trình thuộc dự án PPP, văn bản phê duyệt kết quả nghiệm thu nêu trên là căn cứ để doanh nghiệp dự án PPP lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công việc.
2. Mẫu biên bản nghiệm thu nội bộ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………. ngày…..tháng….năm…..
BIÊN BẢN SỐ…………….
BIÊN BẢN NGHIỆM THU NỘI BỘ
CÔNG VIỆC TỔ HỢP CỤM CHI TIẾT
CÔNG TRÌNH: ……
– CHỦ ĐẦU TƯ: …….
– NHÀ THẦU EPC:………
– NHÀ THẦU CUNG CẤP, CHẾ TẠO THIẾT BỊ: .……
1. Cụm chi tiết tổ hợp: ……. Thuộc thiết bị: ……
Mã số thiết bị: ……
2. Thành phần tham gia nghiệm thu của Nhà thầu:
Họ và tên……. Chức vụ: ……
Họ và tên……. Chức vụ: ……
Họ và tên……. Chức vụ: Phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp
Họ và tên……. Chức vụ: Cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu : ………. ngày………. tháng ……… năm………
Kết thúc : ………. ngày………. tháng……… năm……….
Tại: …………
4. Đánh giá công việc tổ hợp cụm chi tiết đã thực hiện:
a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:………
b) Chất lượng tổ hợp cụm chi tiết: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu kỹ thuật)
TT | Nội dung nghiệm thu | Bản vẽ thi công số | Phương pháp kiểm tra | Kết quả kiểm tra | |
Đạt | Không đạt | ||||
1 | |||||
2 |
c) Các ý kiến khác:…………
5. Kết luận:…………..
ĐẠI DIỆN KCS PHỤ TRÁCH CÁN BỘ
NHÀ THẦU THI CÔNG TRỰC TIẾP THI CÔNG TRỰC TIẾP
Nội dung bài viết:
Bình luận