An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là vấn đề quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động, các doanh nghiệp cần thực hiện thường xuyên công tác tự kiểm tra ATVSLĐ. Mẫu Biên bản tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động là một văn bản ghi chép chi tiết kết quả kiểm tra, giúp đánh giá tình trạng an toàn của môi trường làm việc và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Mẫu Biên bản tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
1. Tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động được thực hiện qua những hình thức nào?
Căn cứ mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, nội dung kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
- Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, Điều tra, thống kê tai nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động,...
- Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị.
- Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành.
- Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước ...
- Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế.
- Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.
- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.
- Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.
- Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.
- Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động.
- Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Mẫu Biên bản tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TRA AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Tên cơ sở, xí nghiệp:……………………………………………………………….....
Địa chỉ:………………………………………………………………………………..
Điện thoại:……………………………………………………………………………
Bộ phận kiểm tra:…………………………………………………………………….
Hôm nay, ngày… .tháng…. năm…. Chúng tôi gồm có:
1- Đại diện đoàn kiểm tra của doanh nghiệp:
Ông/Bà:………………………………………………….
Và những người khác:
Ông/Bà:……………………………………………
Ông/Bà:……………………………………………
2 - Đại diện cơ sở, xí nghiệp:
Ông/Bà:……………………………………………
Sau khi tiến hành kiểm tra cơ sở, chúng tôi nhận thấy như sau:
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BHLĐ VÀ AN TOÀN VSLĐ – PCCN:
1. Tổng số công nhân:………, ………….nam:…… ……nữ:… …….
2. Số công nhân làm khâu độc hại:… ………….....................
3. Số ca làm việc:………………………………………... ……………….
4. Thời gian nghỉ giữa ca:…………………………...……………………
5. Cán bộ phụ trách an toàn:………. ………………...…………………..
6. Cán bộ phụ trách y tế cơ quan:………………………………………...
7. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên:………………………………………
8. Trang bị phòng hộ lao động:…………………………………………….
II. TÌNH HÌNH VỆ SINH CHUNG.
1. Vệ sinh cơ sở ( Sân bải, nhà xưởng sản xuất, kho tàn..).…… ……………………………….
2. Vệ sinh máy móc:………………………………………………………………….
4. Nhà ăn, nhà ………..tắm:……………………………………………………… ….
5. Nhà vệ sinh phụ nữ:………………………………………………………………….
III. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: (có kết quả đo đạt yếu tố VSLĐ kèm theo):
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VSLĐ :
- Khám sức khỏe định kỳ, tủ thuốc sơ cấp cứu, tập huấn VSLĐ, sổ theo dỏi TNLĐ, sức khỏe, BHYT.………………………………………………………………………………….
V. NHẬN XÉT CHUNG
…………………………………………………..
…………………………………………………..
VI. XỬ LÝ VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Xử lý:
……………………………………………………
……………………………………………………
2. Kiến nghị:
……………………………………………………
……………………………………………………
3. Ý kiến của cơ sở:
…………………………………………………….
……………………………………………………
Biên bản này được đọc lại và hai bên cùng thống nhất ký tên, được lập thành ……bản để gửi:……………………………………………………………………
TRƯỞNG BỘ PHẬN ĐƯỢC KIỂM TRA TM. ĐOÀN KIỂM TRA.
3. Thời hạn tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động là bao lâu?
Theo Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, thời gian tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ như sau:
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần/06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần/03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác không phải là các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần/01 năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần/06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Biên bản tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận