![Đại hội đoàn viên Chi đoàn Cơ sở Cục HC-QT II nhiệm kỳ 2022-2024](https://bcp.cdnchinhphu.vn/350555282988298240/2022/3/3/chi-doan-cuc-haqtii-1646291491688109207104.jpg)
1. Biên bản là gì?
Biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.
Biên bản có tầm quan trọng rất lớn giúp ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Dù biên bản không có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, chúng được dùng rộng rãi để làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
2. Biên bản được lập khi nào?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể lập loại biên bản phù hợp. Đối với các trường hợp thực hiện tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp hay hội nghị sẽ sử dụng biên bản hội họp. Biên bản hội nghị được sử dụng để ghi lại toàn bộ diễn biến theo tiến trình của đại hội, hội nghị, cuộc họp diễn ra.
Biên bản hành chính được lập trong tình huống mở đề thi trong các kỳ thi lớn, quan trọng, giao nhận, bàn giao,…
Biên bản có tính chất pháp lý được lập lên để ghi nhận, mô tả toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của các đương sự có liên bản (bao gồm trong trường hợp mở phiên tòa, khám nghiệm tử thi, tai nạn giao thông,…)
Đối với biên bản xử phạt vi phạm hành chính – một trong những biên bản thuộc loại biên bản có tính chất pháp lý. Biên bản này sẽ được lập trong các trường hợp không thuộc tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sử đổi năm 2020):
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt”
Như vậy, tùy vào từng tình huống cụ thể, sẽ lập một biên bản chính xác, phù hợp nhất.
3. Biên bản kiểm phiếu là gì?
Biên bản kiểm phiếu với đầy đủ các nội dung như tổng số người tham gia bỏ phiếu, số lượng người đã tham gia bỏ phiếu, số phiếu phát ra, số phiếu thu vào, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ…. Sẽ là cái thể hiện sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình biểu quyết.
Có các mẫu biên bản kiểm phiếu như:
– Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết: được sử dụng trong các phiên họp để quyết định các vấn đề quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp.
– Mẫu biên bản kiểm phiếu kỷ luật Đảng viên: được sử dụng trong các hội nghị của chi bộ đảng để biểu quyết về việc kỷ luật Đảng viên trong chi bộ.
– Mẫu biên bản kiểm phiếu xếp loại Đảng viên: được sử dụng các hội nghị của các chi bộ đảng để biểu quyết đánh giá xếp loại Đảng viên trong chi bộ.
– Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử: được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp để bầu ra một người trong số các ứng cứ viên đã được lựa chọn xứng đáng, phù hợp với chức danh được đề ra.
– Mẫu biên bản kiểm phiếu đại hội: được sử dụng trong các kỳ đại hội của các tổ chức, đoàn thể.
4. Biên bản kiểm phiếu chi đoàn [chi tiết 2023]
ĐOÀN TNCS
Đoàn trường:……………
Chi đoàn: ………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——–
……ngày ….tháng …….năm ……….
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Bầu BCH chi đoàn nhiệm kỳ 20…..- 20……
Ngày …/…./……..Chi đoàn …… tiến hành Đại hội nhiệm kỳ 20…… – 20……
Đại hội bầu Ban kiểm phiếu gồm:
1. Đ/c: ………..Trưởng ban.
2. Đ/c: ……….. Ủy viên.
3. Đ/c: ……….. Ủy viên.
Đã kiểm phiếu bầu BCH chi đoàn như sau:
– Số phiếu phát ra:………
– Số phiếu thu vào………
– Số phiếu hợp lệ:……….
Số phiếu không hợp lệ:………
Kết quả như sau:
1. Đ/c……. (số phiếu bầu……/…… )
2. Đ/c……. (số phiếu bầu……/…….)
3. Đ/c…… (số phiếu bầu…../…….)
4. Đ/c……. (số phiếu bầu……/……)
Theo nguyên tắc thể lệ bầu cử, các đồng chí sau đây trúng cử vào BCH chi đoàn khóa…….
1. Đ/c…..
2. Đ/c…..
3. Đ/c…..
Ban kiểm phiếu chúng tôi lập biên bản báo cáo trước đại hội và làm căn cứ để Đoàn cấp trên công nhận.
Biên bản kết thúc vào lúc …. giờ cùng ngày.
TM/ĐOÀN CHỦ TỊCH
(Ký và ghi rõ họ tên)
TM/BAN KIỂM PHIẾU
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử chi đoàn:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên đoàn trường và tên chi đoàn.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bản kiểm phiếu Bầu BCH chi đoàn nhiệm kỳ năm…
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Họ tên đầy đủ của đại hội bầu ban kiểm phiếu.
+ Nội dung kết quả kiểm phiếu: số phiếu phát ra, số phiếu thu vào, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ.
+ Kết quả kiểm phiếu.
+ Họ tên đầy đủ đồng chí trúng cử vào BCH chi đoàn.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian kết thúc biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện đoàn chủ tịch.
+ Ký và ghi rõ họ tên của đại diện ban kiểm phiếu.
Trên đây là bài viết về Biên bản kiểm phiếu chi đoàn [chi tiết 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận