Biên bản kiểm phiếu bầu tổ trưởng chuyên môn mới nhất!

Biên bản là dạng văn bản chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà chúng ta lập biên bản sao cho phù hợp. Do đó, trên thực tế có rất nhiều loại biên bản phát sinh. Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu về Biên bản kiểm phiếu bầu tổ trưởng chuyên môn mới nhất! như thế nào? Mời các bạn tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
Biên bản Đại hội Chi đội nhiệm kỳ 2020 - 2021 - Tin Tức Giáo Dục Học Tập Tiny
Biên bản kiểm phiếu bầu tổ trưởng chuyên môn mới nhất!

1. Biên bản là gì?

Biên bản là hình thức một loại văn bản ghi lại những sự việc, vụ việc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau. Biên bản lập ra phải được ghi trung thực, khách quan, chính xác và đầy đủ. Biên bản không được ghi chép rồi chỉnh sửa mà phải được hình thành ngay khi sự việc, vụ việc đã hoặc đang diễn ra mới đảm bảo được tính chân thực.

Biên bản có tầm quan trọng rất lớn giúp ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Dù biên bản không có hiệu lực pháp lý, tuy nhiên, chúng được dùng rộng rãi để làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.

2. Biên bản được lập khi nào?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể lập loại biên bản phù hợp. Đối với các trường hợp thực hiện tiến trình tổ chức thực hiện các cuộc họp hay hội nghị sẽ sử dụng biên bản hội họp. Biên bản hội nghị được sử dụng để ghi lại toàn bộ diễn biến theo tiến trình của đại hội, hội nghị, cuộc họp diễn ra.

Biên bản hành chính được lập trong tình huống mở đề thi trong các kỳ thi lớn, quan trọng, giao nhận, bàn giao,…

Biên bản có tính chất pháp lý được lập lên để ghi nhận, mô tả toàn bộ diễn biến của sự kiện phát sinh trên thực tế trên cơ sở của các đương sự có liên bản (bao gồm trong trường hợp mở phiên tòa, khám nghiệm tử thi, tai nạn giao thông,…)

Đối với biên bản xử phạt vi phạm hành chính – một trong những biên bản thuộc loại biên bản có tính chất pháp lý. Biên bản này sẽ được lập trong các trường hợp không thuộc tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sử đổi năm 2020):

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt”

Như vậy, tùy vào từng tình huống cụ thể, sẽ lập một biên bản chính xác, phù hợp nhất.

3. Biên bản kiểm phiếu là gì?

Biên bản kiểm phiếu với đầy đủ các nội dung như tổng số người tham gia bỏ phiếu, số lượng người đã tham gia bỏ phiếu, số phiếu phát ra, số phiếu thu vào, số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ…. Sẽ là cái thể hiện sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình biểu quyết.

Có các mẫu biên bản kiểm phiếu như:

– Mẫu biên bản kiểm phiếu biểu quyết: được sử dụng trong các phiên họp để quyết định các vấn đề quan trọng trong các tổ chức doanh nghiệp.

– Mẫu biên bản kiểm phiếu kỷ luật Đảng viên: được sử dụng trong các hội nghị của chi bộ đảng để biểu quyết về việc kỷ luật Đảng viên trong chi bộ.

– Mẫu biên bản kiểm phiếu xếp loại Đảng viên: được sử dụng các hội nghị của các chi bộ đảng để biểu quyết đánh giá xếp loại Đảng viên trong chi bộ.

– Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử: được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp để bầu ra một người trong số các ứng cứ viên đã được lựa chọn xứng đáng, phù hợp với chức danh được đề ra.

– Mẫu biên bản kiểm phiếu đại hội: được sử dụng trong các kỳ đại hội của các tổ chức, đoàn thể.

4. Biên bản kiểm phiếu đại hội chi đội [chi tiết 2023]

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ DUYÊN HẢI

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRƯỜNG LONG HÒA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

BIÊN BẢN

Về việc lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm

bổ nhiệm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn năm học 2015-2016

Hôm nay, vào hồi  7 giờ 30 phút, ngày 28 tháng 8 năm 2015

Tại trường: THCS Trường Long Hòa

Được sự đồng ý của Ban giám Hiệu nhà trường, Tổ Toán – Lý – Tin Trường  THCS Trường Long Hòa tổ chức hội nghị lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm bổ nhiệm chức vụ Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Toán – Lý – Tin.

          Thành phần gồm:

          * Ban Giám hiệu

1. Ông Nguyễn Văn Nhớ         - Hiệu trưởng.

2. Ông Trần Văn Nam             - Phó Hiệu trưởng.

* Tổ Toán – Lý - Tin

- Tổng số: 09

- Có  mặt: 09

- Vắng mặt: Không        Lí do: Không

Nội dung làm việc:

1. Căn cứ vào văn bản thực hiện:

- Căn cứ Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của UBND huyện Duyên Hải về việc giao số lượng người làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp năm 2014;

- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Căn cứ Thông tư số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập”;

- Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông”.

2. Đồng chí Hiệu trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ Phó chuyên môn.

3.Các thành viên trong tổ giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm chức vụ Tổ trưởng , Tổ phó tổ Toán – Lý - Tin; Ban giám hiệu thống nhất và chốt danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm, gồm:

Số

TT

Họ và tên

Năm

sinh

Chức vụ dự kiến bổ nhiệm

Đồng ý

Không

đồng ý

1 Trương Thị Hồng Phương 1977 Tổ trưởng    
2 Nguyễn Văn Mánh 1984 Tổ phó    

4. Hội nghị bầu tổ bầu cử, gồm:

- Bà Võ Thị Cẩm Huyền

- Bà Nguyễn Thị Đồng

5. Hội nghị đã tiến hành bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm.

- Tổng số người có mặt tham gia bỏ phiếu là: 09

- Tổng số phiếu phát ra: 09     Tổng số phiếu thu về: 09

- Số phiếu hợp lệ: 09               Số phiếu không hợp lệ: 00

- Kết quả cụ thể:

* Chức danh Tổ trưởng:

1.Bà Trương Thị Hồng Phương   Kết quả 09/09    Tỷ lệ 100%

* Chức danh Tổ phó:

1.Ông Nguyễn Văn Mánh             Kết quả 09/09    Tỷ lệ 100%

6. Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu và các tiêu chuẩn bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó Tổ Toán – Lý – Tin, Tổ Toán – Lý – Tin đề nghị Hiệu trưởng nhà Trường bổ nhiệm:

* Chức danh Tổ trưởng: Trương Thị Hồng Phương

* Chức danh Tổ phó: Nguyễn Văn Mánh

7. Các thành viên dự hội nghị hoàn toàn nhất trí nội dung và thông qua biên bản hồi 10 giờ 00 phút cùng ngày. Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo; 01 bản báo cáo Ban giám hiệu, 01 bản lưu tại Tổ Toán – Lý - Tin.

     TM BAN GIÁM HIỆU                                 NGƯỜI GHI BIÊN BẢN

           ( ký, đóng dấu)

 

                                                               CÁC THÀNH VIÊN

5. Hướng dẫn ghi biên bản

Nhằm đảm bảo lập biên bản có tính hợp lý cao nhất, chính xác nhất, cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Ghi biên bản thật đầy đủ và chính xác là công việc không dễ dàng, đặc biệt là ghi biên bản cuộc họp hoặc ghi lời khai của nhân chứng, vì tốc độ nói bao giờ cũng nhanh hơn tốc độ viết. Vì thế, nếu không có một số phương pháp, người ghi biên bản khó thể theo kịp tiến độ của cuộc họp hoặc vụ việc đang diễn ra.
  • Về nguyên tắc, ghi biên bản là ghi ý. Tuy nhiên, người ghi biên bản cần phân loại khi tiếp nhận các thông tin. Nếu là thông tin để biết thì chỉ cần ý chính; nếu là thông tin để biết và để thực hiện thì phải ghi đầy đủ, không được bỏ sót ý nào, với những thông tin quan trọng cũng vậy. Trường hợp người phát biểu ý kiến yêu cầu ghi nguyên văn thì người ghi biên bản có thể sử dụng hình thức dẫn lời nói trực tiếp.
  • Cần tập trung lắng nghe và có trí nhớ tốt, vận dụng kỹ thuật ghi chép nhanh. Có thể sử dụng các cách biến đổi câu trong tiếng Việt để có thể lựa chọn cấu trúc câu ngắn nhất mà vẫn đảm bảo thông tin được diễn đạt đầy đủ và chính xác. Có thể viết tắt một số từ thông dụng (UBND, TNHH, CP,…)
  • Chuẩn bị sẵn các mẫu ghi biên bản để khi cuộc họp hoặc vụ việc diễn ra thì có thể ghi chép ngay.

Trên đây là bài viết về Biên bản kiểm phiếu bầu tổ trưởng chuyên môn mới nhất! mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo