Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên

Trước khi ra quyết định nâng bậc lương thường xuyên, các cơ quan, đơn vị sẽ tiến hành họp xét. Sau đây, ACC xin gửi đến bạn cách viết Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên đầy đủ nhất theo pháp luật hiện hành.

Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên

Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên

1. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên?

Hoặc trong chức danh quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi tại Thông tư 03/2021/TT-BNV) và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

* Đối với cán bộ, công chức:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

* Đối với viên chức và người lao động:

- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

2. Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP XÉT NÂNG LƯƠNG

Hôm nay, ngày ..../...../.....,

(Hội đồng nâng bậc lương) Tổng công ty họp xét nâng lương cho người lao động năm ............., thành phần (Hội đồng) gồm:

  1. Ông ............................... (Tổng Giám đốc) Chủ tịch Hội đồng (Chủ tọa)
  2. Bà ................................. Chánh VPTH Ủy viên thường trực
  3. Ông ............................... Chủ tịch công đoàn Ủy viên
  4. ...

NỘI DUNG

I) Ông ................................. - Chủ tịch Hội đồng quán triệt mục đích ý nghĩa và những nội dung cơ bản của việc nâng lương, cụ thể là: ...

II) Ông (bà) ................................. - Thường trực Hội đồng báo cáo việc thực hiện kế hoạch nâng lương bao gồm các nội dung thông báo, hướng dẫn, tập hợp danh sách kết quả đề nghị từ các đơn vị.

Sau khi thống nhất với các đơn vị, VPTH đã tổng hợp danh sách của từng đơn vị đề nghị Hội đồng xem xét.

III) Hội đồng tiến hành xét từng trường hợp kết quả cụ thể như sau:

Đồng ý nâng lương cho ................... người có tên trong danh sách, một số thay đổi về bậc hoặc ngạch lương cụ thể như sau:

STT

Họ và tên

Đơn vị

Lương đang hưởng

Lương mới

Ngạch, bậc

Hệ số

Thời điểm

Ngạch, bậc

Hệ số

Thời điểm

                 
                 
                 

Không đồng ý nâng lương cho...........................người có tên trong danh sách, do: .....................................................................................

IV) Giao cho VPTH soạn thảo, ban hành quyết định nâng bậc lương; tập hợp các ý kiến, kiến nghị báo cáo Tổng giám đốc.

Nội dung biên bản đã được các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Biên bản này được gửi tới các thành viên của Hội đồng và lưu tại VPTH.

THƯ KÍ                          THƯỜNG TRỰC HĐ                             CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

3. Trường hợp nào được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên? Khi nào không được?

Các trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi tại Thông tư 03/2021/TT-BNV) gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

Thời gian không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (sửa đổi tại Thông tư 03/2021/TT-BNV) gồm:

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

- Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

- Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại mục 1.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại mục này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

- Thời gian tập sự (bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự).

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

- Thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo; trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.

- Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu biên bản họp xét nâng lương thường xuyên. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo