Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính là tài liệu ghi lại nội dung và quyết định của cuộc họp về việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ thuộc Bộ Tài chính. Biên bản này đảm bảo quá trình xử lý kỷ luật được thực hiện minh bạch, công bằng và theo đúng quy định pháp luật.

Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính
1. Hội đồng kỷ luật là gì?
Hội đồng kỷ luật là một cơ quan được thành lập trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước để xem xét, xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật của cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức đó. Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm và đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.
Vai trò của Hội đồng kỷ luật:
- Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương: Giúp duy trì kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức, đảm bảo mọi thành viên tuân thủ quy định.
- Bảo vệ quyền lợi của tổ chức: Bảo vệ quyền lợi và danh dự của tổ chức trước những hành vi vi phạm.
- Giáo dục, răn đe: Giáo dục, răn đe những người vi phạm, giúp họ nhận thức rõ sai phạm của mình và không tái phạm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động: Góp phần tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, hiệu quả.
2. Quy định về hội đồng kỷ luật công chức, viên chức
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có từ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
4. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 31 Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.
c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.
d) Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
6. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật
a) Đã có kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi vi phạm, trong đó có đề xuất hình thức kỷ luật.
b) Đã có quyết định xử lý kỷ luật đảng.
Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được sử dụng kết luận về hành vi vi phạm mà không phải điều tra, xác minh lại.
3. Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính
Mẫu số 07/BB-HĐKL
TÊN ĐƠN VỊ (cấp trên) HĐKL THEO QUYẾT ĐỊNH ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ |
Số: /BB-(Tên viết tắt của ĐV) |
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT
Xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức ... (họ tên, đơn vị)
Hôm nay vào hồi... giờ ... ph …, ngày ... tháng ... năm …, tại.... (tên đơn vị) tổ chức cuộc họp HĐKL để xem xét, xử lý công chức .... có hành vi vi phạm về:...
- Thành phần HĐKL gồm 5 người theo Quyết định số …, ngày …/…/… của...
- Số Ủy viên có mặt tại cuộc họp:
a) Ông (bà).... (chức vụ), Chủ tịch Hội đồng;
b) Ông (bà) ... (chức vụ, thành phần), Ủy viên;
…
d) Ông (bà) ... (chức vụ, thành phần, kiêm thư ký Hội đồng), Ủy viên.
3. Số Ủy viên vắng mặt (lý do; nếu có).
4. Nội dung:
a) Chủ tịch HĐKL tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự (ngoài số thành viên của HĐKL theo Quyết định, có mặt, vắng mặt, lý do vắng mặt) tham gia cuộc họp còn có:
- Ông (bà) ..., chức vụ ...
- Ông (bà) ..., chức vụ ...
b) Ủy viên kiêm thư ký HĐKL đọc:
- Trích ngang sơ yếu lý lịch và tóm tắt quá trình công tác của người vi phạm (kỷ luật và thành tích đã đạt...);
- Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra hành vi vi phạm hoặc kết luận của bản án có hiệu lực;
- Các biên bản cuộc họp của đơn vị đề nghị hình thức kỷ luật;
- Bản tự kiểm điểm của người vi phạm (nếu vắng mặt) hoặc biên bản xác nhận không có bản tự kiểm điểm (nếu người vi phạm không viết) ...
c) Công chức vi phạm đọc bản tự kiểm điểm (hoặc bỏ qua nếu vắng mặt);
d) Các thành viên HĐKL và đại biểu tham dự phát biểu ý kiến:
(ghi rõ ý kiến của từng ủy viên và đại biểu mời)
đ) Người vi phạm phát biểu ý kiến nếu có (ghi tóm tắt nội dung);
e) Chủ tịch HĐKL tổng hợp các ý kiến, kết luận nội dung vi phạm và các căn cứ pháp lý chứng minh nội dung vi phạm, tương ứng với hình thức kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 34... hoặc Nghị định số 27...
Chủ tịch HĐKL chỉ định và thông qua biểu quyết của HĐKL về Tổ kiểm phiếu;
- Tổ kiểm phiếu làm việc:
a) HĐKL tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị hình thức kỷ luật;
b) Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu tuyên bố kết quả kiểm phiếu.
6. Thư ký HĐKL ghi kết quả kiểm phiếu đề nghị hình thức kỷ luật (kèm theo biên bản kiểm phiếu và niêm phong phiếu).
7. Kết luận của Chủ tịch HĐKL
a) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Chủ tịch HĐKL công bố kết quả bỏ phiếu và kết luận đề nghị hình thức kỷ luật;
b) Thư ký HĐKL thông qua biên bản trước cuộc họp và ghi ý kiến bổ sung (nếu có)
c) Thời gian kết thúc của cuộc họp./.
THƯ KÝ HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
TM. HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và đóng dấu đơn vị) |
4. Biên bản họp hội đồng kỷ luật công chức, viên chức BTC được nộp khi nào?
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc văn bản đề xuất của cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm.
Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
5. Công chức, viên chức BTC có hành vi vi phạm nào thì bị xử lý kỷ luật?
- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
- Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu biên bản họp hội đồng kỷ luật xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức Bộ Tài chính. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận