Mẫu biên bản họp ban đại diện cha mẹ học sinh là tài liệu ghi nhận nội dung, ý kiến thảo luận và quyết định trong các cuộc họp giữa ban đại diện và nhà trường. Biên bản này nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý, giáo dục và hỗ trợ học sinh.
Mẫu biên bản họp ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh là gì?
Ban đại diện cha mẹ học sinh là một tổ chức được thành lập từ các đại diện được bầu chọn từ các bậc phụ huynh học sinh trong một lớp học hoặc toàn trường. Mục tiêu chính của ban đại diện này là phối hợp với nhà trường để cùng nhau tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho các em học sinh.
2. Mẫu biên bản họp ban đại diện cha mẹ học sinh
2.1. Mẫu 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
o0o
BIÊN BẢN HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM – LỚP ........
Năm học 2022 - 2023
– Giáo viên chủ nhiệm lớp: ...........
– Khai mạc vào hồi: ...giờ, ngày ...tháng ...năm ....
– Địa điểm: Trường Trung học phổ thông...........
– Chủ tọa: giáo viên chủ nhiệm lớp ...... năm học.............
– Thư ký: Phó hội phụ huynh lớp ......
NỘI DUNG TIẾN HÀNH
I. Ổn định:
- Ổn định – điểm diện:
– Số phụ huynh có mặt: 50 phụ huynh
– Số phụ huynh vắng mặt: 0 phụ huynh
- Tuyên bố lý do:
Được sự đồng ý của BGH Trường THPT Giao Thủy A lớp ......tiến hành họp phụ huynh đầu năm năm học 2022 - 2023 để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm từ trường.
II. Nội dung:
- Bầu ban đại diện cha mẹ phụ huynh:
– Ông: Bùi Văn Mạnh – Chi hội trưởng
– Bà: Nguyễn Thị Xuân – Chi hội phó
– Ông: Trần Hoàng Hải – Ủy viên
- Báo cáo tình hình lớp, học sinh
a) Thuận lợi:
+ Môi trường tại trường học luôn sẵn sàng để các em học sinh học tập
+ Có thư viện của trường học, theo đó tạo điều kiện cho các em học sinh chưa có điều kiện mua sách vở có thể được mượn sách giáo khoa phục vụ cho việc học tập
+ Trang bị đầy đủ các thiết bị như máy tính, vật tư y tế, máy chiếu đảm bảo các môn học giáo viên có thể cho học sinh được học tập một cách chủ động, thuận lợi
b) Khó khăn:
+ Do việc học tập ở thời điểm đầu năm chưa thực sự đi vào nề nếp nên có thể sẽ ảnh hưởng tới tâm lý các học sinh gây ra việc còn lơ là trong học tập
- Một số chỉ tiêu và biện pháp:
a) Chỉ tiêu:
Phấn đấu chỉ tiêu đặt ra như sau:
Đạt: 100% học sinh lên lớp đúng đợt
Học sinh xuất sắc chiếm:…..%
Học sinh giỏi chiếm:…%
Học sinh khá:….%
Học sinh yếu kém: 0%
b) Một số biện pháp:
+ Cần có sự phối hợp đồng thời của phụ huynh với nhà trường
+ Tạo điều kiện về môi trường cho các em đi học, học tập,….
+ Thay đổi các phương pháp dạy học mới sao cho phù hợp với học sinh trong lớp
- Thông qua các khoản thu đầu năm:
– Sửa chữa cơ sở vật chất năm nay bao gồm: xây lại nhà để xe, sửa lại máy tính trường học, thư viện bổ sung thêm sách do bị thiếu hụt
– Chi các ngày lễ và tết
– Quỹ hội cha mẹ:……
– Hoạt động đội:……
– Mua quà phát thưởng
– Liên hoan, thăm hỏi:……….
– Mua sắm dụng cụ học tập: phấn, dẻ lau bảng, thước, giấy….
– Học tăng buổi:……..
– Quỹ lớp:……………
– Phô tô đề thi ở các học kỳ tất cả các môn học cả năm:……….
- Ý kiến của phụ huynh:
– Số phụ huynh đồng ý, nhất trí với các ý kiến trên:50
– Số phụ huynh không đồng ý với ý kiến đã nêu trên:0
– Các ý kiến riêng của các phụ huynh không đồng ý với ý kiến:
Không có.
III. Kết thúc
Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 00 phút cùng ngày.
Chủ tọa |
Thư ký |
Hội trưởng cha mẹ học sinh |
2.2. Mẫu 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
BIÊN BẢN HỌP CHA MẸ HỌC SINH HỌC KÌ I
Năm học……………….
* Thời gian: Hôm nay vào hồi:….. phút, ngày …. tháng … năm ….
* Địa điểm: Tại phòng học lớp …, Trường………………………….
* Thành phần tham dự:
- Chủ tọa: Cô……………………. – Giáo viên chủ nhiệm lớp ……
- Thư kí : ……………………… – Phụ huynh em …………………
- Cùng toàn thể cha mẹ học sinh lớp …..
+ Có mặt: ………………………… + Vắng mặt: ……………………
NỘI DUNG
- Cô …………………….. – Giáo viên chủ nhiệm lớp …. đánh giá các mặt giáo dục, quá trình học tập và các khoản đóng góp của học sinh trong học kì I năm học…………………...
a/ Ưu điểm :
- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô, có ý thức học tập tốt. Thực hiện tốt các nề nếp thể dục vệ sinh, các quy định về nề nếp của trường, lớp, trang phục đúng quy định, học bài làm bài tập đầy đủ
- Xây dựng và duy trì phong trào thi đua giành điểm tốt, thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. Nhiều em có ý thức học tập tốt, tiếp thu bài chủ động, tích cực, tự giác, hoàn thành tốt các bài tập như……………………………………………………………………..
- Trong giờ học hầu hết các em đều chú ý nghe giảng, rất nhiều em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Với nhiều hình thức thi đua, cùng với việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, hầu hết các em đều hào hứng tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, phát biểu hăng hái, mạnh dạn, tự tin.
- Tham gia tốt các phong trào do Đội và nhà trường phát động: Ủng hộ vòng tay bè bạn, kết nối yêu thương; Ủng hộ quỹ nhân đạo; làm kế hoạch nhỏ, …
- Một số em đã có sự tiến bộ, ngồi học chú ý nghe giảng có ghi chép bài(………………….)
b/ Tồn tại :
- Còn một vài h/s chưa thật ngoan, có em còn nói tục, trêu chọc bạn; có em còn nói chuyện riêng trong giờ học. …………………………………
- Một số em thường xuyên không làm bài tập về nhà, không thuộc bài cũ. (Nói thêm: Tình trạng làm bài tập về nhà còn chệch choạc, nhiều em làm không kịp thời,…
c/ Báo cáo kết quả học tập rèn luyện trong học kỳ I
Mặt giáo dục |
TS HS |
GIỎI |
KHÁ |
TB |
YẾU |
KÉM |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
Học lực |
|||||||||||
Hạnh kiểm |
d/ Báo cáo các khoản thu chi :
Thu nộp quỹ trường, quỹ hội đã đầy đủ, chỉ còn em………… còn thiếu ….………..đ.
- Phương hướng nhiệm vụ học kì II - của lớp ….:
- Duy trì những thành tích đã đạt được trong học kì I, phấn đấu cuối năm lớp đạt lớp Tiên tiến xuất sắc, 100% học sinh được lên lớp; Phấn đấu đạt giải cao trong các Hội thi: Văn nghệ chào mừng 26/3(mong phụ huynh tạo điều kiện cho các em luyện tập múa dân vũ cả nam và nữ)
- Biện pháp thực hiện :
* Giáo viên : Chấn chỉnh các nền nếp, ý thức học tập.
Tổ chức lại lớp học, chấn chỉnh ban cán sự lớp, thường xuyên kiểm tra sát sao hơn.
Duy trì đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập; tổ chức nhiều hình thức thi đua; tăng cường kèm cặp h/s hơn nữa; làm nhiều đề cương, đề thi để ôn luyện.
Tăng cường kèm cặp, bồi dưỡng, phụ đạo h/s ngay trong các giờ học.
* Học sinh : Thực hiện các nề nếp tốt hơn, nêu cao tính tự giác, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập. Tiếp thu vững vàng kiến thức để đạt kết quả cao trong các kì thi và cũng là nền móng vững chắc cho các em học tiếp ở các lớp sau này. Tích cực tham gia các phong trào do Đội và nhà trường phát động.
* Phụ huynh : Đã rất quan tâm, hãy quan tâm hơn nữa trong học kì II này; thường xuyên động viên, nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra các em tự học và làm bài tập ở nhà; tạo mọi điều kiện để các em ôn luyện, tham gia dự thi các kì thi và thi cuối năm tốt nhất. Nhắc nhở HS đi học đúng giờ
- Ý kiến của GV phó chủ nhiệm:………………………
….…………………………………………………
….…………………………………………………
….…………………………………………………
- Ý kiến phụ huynh:
….…………………………………………………
….…………………………………………………
….…………………………………………………
Biên bản được thông qua trước cuộc họp, nhất trí: .....................%.
Biên bản được lập xong và kết thúc lúc ................... giờ ................ cùng ngày.
.........., ngày ... tháng ... năm 201... |
|
Giáo viên chủ nhiệm |
Thư kí cuộc họp |
2.3. Mẫu 03
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN
(V/v họp phụ huynh học sinh lớp………….. cuối học kì II)
năm học ….....-….....
Thời gian:........ giờ........ngày ...../…./..….
Địa điểm: Phòng học lớp ....... trường ….. ........................
Thành phần tham dự:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp: ...............................................................
- .........................................................................................................
- Với sự có mặt của ..... /..... phụ huynh học sinh lớp .........
NỘI DUNG
- Giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình chung của nhà trường.
- Tổng số CBGV-NV: ………..
- Tổng số HS toàn trường: ......em.
- Kết quả hai mặt giáo dục:
+ Hạnh kiểm: Tốt: ..... em ; Khá: ..... em ; Trung bình: ..... em.
+ Học lực: Giỏi: ..... em ; Khá: ..... em ; Trung bình: .... em; Yếu: .... em ; Kém: .... em.
- Phong trào:
+ Thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi vòng huyện: đạt 2 GVCN xuất sắc.
+ Có 1 giáo viên đạt giải cuộc thi An toàn giao thông đường bộ.
+ HS tham gia thi văn hay chữ tốt: cấp huyện đạt … em, cấp tỉnh đạt ……. em.
+ HS tham gia thi khoa học kĩ thuật: Đạt giải khuyến khích.
+ HS thi giải toán trên mạng:
Tiếng Việt: vòng huyện đạt … em, vòng tỉnh đạt…….. em.
Tiếng Anh: vòng tỉnh đạt ………em.
+ HS thi các môn văn hóa: vòng huyện đạt 11 em, vòng tỉnh đạt 6 em.
+ HS thi điền kinh: vòng huyện đạt……… HCB, ……… HCĐ.
- Được sự đóng góp của phụ huynh về xã hội hóa giáo dục, nhà trường xây dựng được các công trình: đường đi ra nhà vệ sinh cho học sinh nam, khu đổ rác, sửa chữa lại các phòng vệ sinh cho học sinh nữ.
- Vận động được các nguồn tài trợ: …. suất học bổng (……triệu) cho học sinh nghèo vượt khó, ………. xe đạp và một số tập học, tập thể giáo viên đóng góp mua được …. ghế đá và …….cái bàn đá.
- Những mặt hạn chế, khó khăn của trường:
+ Phòng học bị xuống cấp, phải mượn phòng học của dãy hiệu bộ cho HS học (không đảm bảo diện tích phòng học theo tiêu chuẩn).
+ Sân trường bị ngập mặn vào mùa nước lên.
+ Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của dạy và học.
- Kết quả hai mặt giáo dục và tình hình chung của lớp ....... cuối năm học 20.... – 20......
- Đầu năm học lớp có ............., đến cuối năm học ...................
- Học lực: Giỏi:.... em; Khá: ..... em; Trung bình: ..... em; Yếu: ..... em.
- Hạnh kiểm: Tốt: ..... em; Khá ..... em; Trung bình: ......em.
Danh sách cụ thể: có danh sách kèm theo.
- Một số phong trào lớp đã đạt được:
.......................................................................................
...................................................................................
+ Thi đua trong năm học:.......................
- Một số khuyết điểm của học sinh trong lớp:
.....................................................................................
.......................................................................................
...................................................................................
- Một số thông báo của nhà trường cho năm học 20..... – 20….
- Tuyển sinh học sinh lớp 6: Thu nhận hồ sơ từ 15/7 đến 25/7/20..... (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).
- Ghi danh học sinh khối 7, 8, 9 từ 01/8 đến 10/8/20..... các ngày trong tuần (trừ chủ nhật)
- Thu các khoản theo quy định: Học phí………..đ/em/năm, hội phí…………/em/năm (có giảm miễn theo quy định).
- Các khoản thu khác:
+ Giấy kiểm tra: …………đ/em/năm.
+ Phí vệ sinh: ………đ/em/năm.
+ Bảo hiểm tai nạn: ………đ/em/năm (tự nguyện).
+ Bảo hiểm y tế: ………đ/em/năm (nếu có).
+ Hồ sơ học sinh lớp 6:………đ/ hồ sơ.
+ Quỹ khuyến học: ………đ/em/năm.
+ Xã hội hóa giáo dục………đ/em/năm.
+ Đồ đồng phục của trường: ………đ/1 bộ (học sinh thuộc diện hộ nghèo hay cận nghèo được giảm 10%).
- Trong năm học sau, nhà trường dự kiến tất cả học sinh sẽ mặc đồng phục của trường khi đi học, các ngày có môn thể dục thì mặc đồng phục thể dục của trường theo quy định.
- Dự kiến mở lớp học nghề tin học cho học sinh khối 8, 9.
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo cách xét tuyển học sinh vào lớp 10 năm học 20… – 20… dành cho các trường THPT, hình thức thi vào trường THPT
........................................................................
......................................................................
- Thảo luận, đóng góp ý kiến của phụ huynh:
....................................................................
......................................................................
Biên bản kết thúc vào lúc ..... giờ ..... cùng ngày.
Biên bản có thông qua toàn thể đại hội.
ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH (Ký và ghi rõ họ tên) |
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM (Ký và ghi rõ họ tên) |
2.4. Mẫu 04
TRƯỜNG …………………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc ------------o0o------------ |
…...ngày …tháng …năm……….. |
BIÊN BẢN HỌP PHỤ HUYNH HỌC SINH CUỐI NĂM
Năm học: 20 ….- 20……
Lớp : ……………Trường ……………………………. - Xã ………………….
Hôm nay vào hồi ........…giờ ….... ngày ….... tháng ...… năm …..............
Tại phòng học lớp ……..: Trường …………………- Xã ……………………
I/ THÀNH PHẦN THAM DỰ GỒM :
1/ Giáo viên chủ nhiệm lớp ……………………………………………………
2/ Tổng số Phụ huynh học sinh lớp : …..vắng …….(trong đó : phép …….không phép …..)
II/ NỘI DUNG
1/ Giáo viên chủ nhiệm lớp ………..
Thông báo điều lệ hội phụ huynh
- Thông báo tình hình lớp cuối năm học 20…-20.. .cụ thể :
+ Về sĩ số học sinh cuối năm là :………..học sinh, nữ là :…………..học sinh, học sinh dân tộc là :… So với đầu năm là :…..học sinh, nữ là :……..học sinh, học sinh dân tộc là :…….
Tăng……em
Giảm……em
+ Tình hình chất lượng của lớp theo kiểm tra cuối năm là
Hạnh kiểm:
1/ Tốt: …...em/……em
2/khá: …...em/……em
3/ Trung bình: …...em/……em
4/ Yếu: …...em/……em
Học lực:
1/Giỏi: …...em/……em
2/khá:…...em/……em
3/ Trung bình: …...em/……em
4/ Yếu: …...em/……em
5/ Kém: …...em/……em
2/ Ban Đại diện CMHS lớp hoạt động đúng theo điều lệ hội phụ huynh học sinh:
- Theo dõi kiểm tra việc dạy học vận động học sinh nghỉ học đến lớp. tuyên truyền đến mọi người dân về xã hội học tập.
- Thăm hỏi động viên học sinh tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được đến lớp.
- Đề xuất việc xây dựng phong trào học tập, các vấn đề khác có liên quan đến việc học tập của con em theo đúng mục đích.
- Đề xuất việc thu chi quỹ hội trong năm học cụ thể :
Thu quỹ hội năm học 20….-20… Được :………………. đồng /học sinh (Miễn giảm các em học sinh lớp nhỏ nhất khi trong gia đình có 2 em trở lên học tại trường LHP)
Thu quỹ photo năm học 20….-20… Được :………………. đồng /học sinh Quỹ dùng cho chi phí photo đề bài kiểm tra năm học 20….-20….
Thu quỹ lớp năm học 20….-20… :……….………….đ/ năm học
Thu học phí năm học 20….-20… :……….………….đ/ năm học
Biên bản đã được thông qua và nhất trí.
Cuộc họp kết thúc vào lúc ……… giờ cùng ngày.
…..ngày ….tháng …..năm…….. |
||
THƯ KÝ |
T/M BAN ĐẠI DIỆN CMHS |
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM |
2. Cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh trong năm học được tổ chức mấy lần?
Số lần tổ chức cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh trong năm học không có quy định cụ thể. Tần suất tổ chức các cuộc họp này thường phụ thuộc vào nhu cầu của nhà trường và các lớp học, có thể là 2-4 lần/năm hoặc nhiều hơn. Nội dung các cuộc họp thường xoay quanh các vấn đề như:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Thông báo kế hoạch hoạt động của nhà trường, lớp học.
- Thảo luận và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thu thập ý kiến đóng góp của phụ huynh.
3. Cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong năm học được tổ chức mấy lần?
Tương tự như cuộc họp toàn thể, số lần tổ chức cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng không có quy định cụ thể. Tần suất các cuộc họp này thường xuyên hơn so với cuộc họp toàn thể, có thể là hàng tháng hoặc hàng quý. Nội dung các cuộc họp thường tập trung vào các vấn đề cụ thể như:
- Thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của ban đại diện.
- Chuẩn bị cho các cuộc họp toàn thể.
- Phối hợp với nhà trường trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
4. Nhiệm vụ và quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Nhiệm vụ:
- Đại diện cho phụ huynh: Tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của phụ huynh và phản ánh lên nhà trường.
- Phối hợp với nhà trường: Cùng nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chăm sóc học sinh.
- Tham gia quản lý lớp học: Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý lớp học, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện nhằm tạo môi trường học tập vui vẻ, lành mạnh cho học sinh.
Quyền:
- Tham gia các hoạt động của nhà trường: Có quyền tham dự các cuộc họp, hội nghị của nhà trường.
- Đưa ra ý kiến: Có quyền đưa ra ý kiến, kiến nghị về các vấn đề liên quan đến giáo dục.
- Kiểm tra, giám sát: Có quyền kiểm tra, giám sát quá trình dạy và học của nhà trường.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu biên bản họp ban đại diện cha mẹ học sinh. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Mẫu 01:
Mẫu 02:
Mẫu 03:
Mẫu 04:
Nội dung bài viết:
Bình luận