Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống là gì? Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống? Hướng dẫn làm biên bản? Các thông tin liên quan?
Giao nhận mẫu hạt giống là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan thực hiện việc giao hay tiếp nhận mẫu hạt giống để thực hiện các nội dung và mục đích khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. việc giao nhận mẫu hạt giống cần phải lập biên bản để ghi chép lại quá trình giao nhận để xác thực và làm tài liệu trong một số trường hợp càn thiết. Vậy mẫu Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống là gì? cách làm mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống như thế nào. Dưới đây là bài viết chi tiết.
1. Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống là gì?
Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống là biên bản ghi chép nội dung giao nhận, thông tin mẫu hạt giống…về việc giao nhận mẫu hạt giống.
Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giao nhận mẫu hạt giống.
2. Mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…,ngày………tháng… …năm… …
BIÊN BẢN GIAO NHẬN MẪU HẠT GIỐNG
- Tên giống cây trồng: …. Tên loài cây trồng:
- Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống:
– Tên tổ chức, cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: …. Fax: ….E-mail:….
- Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu hạt giống:
– Tên tổ chức, cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: …. Fax: ….E-mail:….
- Địa điểm giao nhận mẫu hạt giống:
- Thời gian giao nhận mẫu hạt giống:
- Khối lượng mẫu hạt giống (kg):
- Chất lượng mẫu hạt giống (tối thiểu chất lượng hạt giống tương đương cấp xác nhận):
- Ký hiệu mẫu hạt giống (nếu có):
- Các tài liệu khác kèm theo (tờ khai kỹ thuật, bản mô tả giống…):
Biên bản này lập thành 03 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một 01 bản, 01 bản gửi Cục Trồng trọt./.
Đại diện Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống
(Họ tên và chữ ký)
(đối với cá nhân đại diện cho tổ chức phải có giấy giới thiệu của tổ chức)
Đại diện Tổ chức lưu mẫu
(Họ tên và chữ ký, đóng dấu)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– Ghi các thông tin về biên bản giao nhận hạt giống với các nội dung:
– Tên giống cây trồng: …. Tên loài cây trồng:
– Tổ chức, cá nhân giao mẫu hạt giống:
– Tên tổ chức, cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: …. Fax: ….E-mail:….
Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu hạt giống:
– Tên tổ chức, cá nhân:
– Địa chỉ:
– Điện thoại: …. Fax: ….E-mail:….
– Địa điểm giao nhận mẫu hạt giống:
– Thời gian giao nhận mẫu hạt giống:
– Khối lượng mẫu hạt giống (kg):
– Chất lượng mẫu hạt giống (tối thiểu chất lượng hạt giống tương đương cấp xác nhận):
– Ký hiệu mẫu hạt giống (nếu có):
– Các tài liệu khác kèm theo (tờ khai kỹ thuật, bản mô tả giống…):
– Lưu ý: Biên bản này lập thành 03 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một 01 bản, 01 bản gửi Cục Trồng trọt
4. Các thông tin liên quan:
4.1. Quy định về hạt giống cây trồng Lâm nghiệp:
– căn cứ vào Tiêu chuẩn ngành 04TCN 33:2001 về hạt giống cây trồng lâm nghiệp – phương pháp kiểm nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về hat giống cây trồng lâm nghiệp và phương pháp kiểm nghiệm:
+ Tiêu chuẩn này quy định các khái niệm, phương pháp lấy mẫu, trình tự và phương pháp kiểm nghiệm, xác định các chỉ tiêu chất lượng sinh lý của hạt giống cây trồng lâm nghiệp, bao gồm: độ thuần, trọng lượng 1.000 hạt, số hạt trong 1 kg, hàm lượng nước, tỷ lệ nảy mầm, thế nẩy mầm và tình trạng thể chất (sức khỏe) của hạt.
+ Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi lô hạt giống được sản xuất, nhập nội và lưu thông trong cả nước, dùng để gieo ươm tạo cây con phục vụ trồng rừng hoặc trồng rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng.
+ Các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này được áp dụng thống nhất tại các phòng kiểm nghiệm chất lượng sinh lý hạt giống cây trồng lâm nghiệm trên phạm vi cả nước trong quá trình kiểm tra, quản lý giống cây trồng.
– Cơ sở có hạt giống: phải thông báo cho nhân viên lấy mẫu kiểm nghiệm các thông tin về lý lịch, tình trạng lô hạt giống, việc xử lý trong quá trình bảo quản và phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy mẫu được dễ dàng, chính xác.
– Nhân viên lấy mẫu: phải trực tiếp kiểm tra lô hạt giống, lấy mẫu điểm, mẫu gốc và mẫu gửi.
– Khi lập xong mẫu kiểm nghiệm cho lô hạt giống: nhân viên lấy mẫu phải niêm phong mẫu, ghi phiếu gửi và chuyển ngay mẫu đến phòng kiểm nghiệm.
– Giao và nhận mẫu: bên giao và nhận mẫu phải lập biên bản lấy mẫu và đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định về lấy mẫu trong tiêu chuẩn này (nếu người lấy mẫu không phải là nhân viên của cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền) trước khi gửi mẫu tới cơ quan kiểm nghiệm.
– Cơ sở có hạt giống: có thể yêu cầu cơ quan kiểm nghiệm hạt giống cấp trên lấy mẫu để kiểm nghiệm lại nếu xét thấy kết quả kiểm nghiệm lô hạt giống đó không thỏa đáng.
– Cấp giấy chứng nhận chất lượng hạt: chỉ có cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ kiểm nghiệm hạt giống (cơ quan kiểm nghiệm có thẩm quyền) mới có quyền công bố chính thức hoặc cấp giấy chứng nhận chất lượng sinh lý cho một lô hạt giống.
– Hủy bỏ hạt giống: những lô hạt giống bị kết luận là không đạt yêu cầu chất lượng để làm giống trồng rừng phải hủy bỏ. Việc tiến hành hủy bỏ này phải được tổ chức dưới sự giám sát của cơ quan kiểm nghiệm hạt giống hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp địa phương và các cơ quan có liên quan.
4.2. Quy định về Hạt giống cây trồng nông nghiệp:
Căn cứ vào quyết định Số: 41/2007/QĐ-BNN ban hành quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn quy định:
Điều 4. Kiểm định ruộng giống (áp dụng đối với giống sản xuất trong nước)
1) Kiểm định ruộng giống do người kiểm định được công nhận thực hiện.
2) Người kiểm định phải thực hiện các bước kiểm tra theo đúng quy định trong phương pháp kiểm định ruộng giống đối với loài cây trồng đó và phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định của mình.
3) Chỉ những ruộng giống đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định mới được thu hoạch làm giống.
Điều 5. Lấy mẫu và lưu mẫu hạt giống
- Lấy mẫu
a) Việc lấy mẫu giống do người lấy mẫu được công nhận thực hiện.
b) Mỗi lô giống được lấy ra 2 mẫu theo phương pháp quy định. Một mẫu gửi cho tổ chức chứng nhận chất lượng, một mẫu lưu tại cơ sở của chủ lô giống.
c) Đối với các lô giống bố, mẹ lúa lai và lúa lai F1 hai dòng phải lấy thêm một mẫu (khối lượng tối thiểu 250g) gửi về Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia để hậu kiểm.
2. Lưu mẫu giống
Các mẫu lưu phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp ít nhất sáu tháng kể từ ngày cấp giấy Chứng nhận chất lượng lô giống phù hợp tiêu chuẩn (sau đây gọi là giấy Chứng nhận chất lượng).
Điều 6. Kiểm nghiệm và cấp giấy Chứng nhận chất lượng
Kiểm nghiệm
a) Đối với giống sản xuất trong nước, những lô giống đã có biên bản kiểm định đồng ruộng đạt tiêu chuẩn mới được đưa vào kiểm nghiệm. Đối với giống nhập khẩu phải có tờ khai hải quan.
b) Việc kiểm nghiệm do phòng kiểm nghiệm được công nhận thực hiện.
c) Kết quả kiểm nghiệm được thể hiện trong giấy Chứng nhận chất lượng theo mẫu Phụ lục IIIa và Phụ lục IIIb.
Cấp giấy chứng nhận chất lượng lô giống
a) Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng cấp giấy Chứng nhận chất lượng cho lô giống sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu theo mẫu Phụ lục IIIa và Phụ lục IIIb.
b) Mỗi lô giống được cấp một giấy chứng nhận chất lượng. Việc sao chép giấy Chứng nhận chất lượng phải do chính tổ chức chứng nhận chất lượng đã cấp giấy Chứng nhận chất lượng cho lô giống đó thực hiện hoặc Công chứng nhà nước.
Căn cứ vào các quy định đã nêu ở trên thì giống cây trồng và các mẫu giống cây trồng có các tiêu chuẩn kiểm nghiệm và quy trình riêng trước khi đưa vào ứng dụng trong thực tế, các mẫu gióng phải được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, và khi giao nhận phải được lập thàn biên bản giao nhận mẫu hạt giống.
Trên đây là Bài viết chi tiết của chúng tôi về mẫu biên bản giao nhận mẫu hạt giống, Hướng dẫn làm biên bản và các thông tin khác hữu ích dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung bài viết:
Bình luận