Hiện nay có rất nhiều trường hợp tranh chấp tài sản, khi tiến hành chia tài sản vẫn không giải quyết được tranh chấp vì các đương sự cho rằng tài sản được định giá là chưa chính xác, chưa thỏa đáng nên yêu cầu tiến hành định giá tài sản đẻ xử lí tranh chấp. Khi tiến hành định giá tài sản thì cần phải có Biên bản định giá tài sản. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Biên bản định giá tài sản bằng tiếng Anh " và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

1. Định giá tài sản là gì?
Định giá tài sản được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản tại một thời điểm nhất định nào đó thông qua những hình thức định giá cụ thể, giá chuẩn khung giá, giá giới hạn.
Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
1. Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.
Từ đây có thể thấy Thẩm phán sẽ tiến hành thẩm định tại chỗ với sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng cần thẩm định.
Có ba trường hợp cần tiến hành thủ tục định giá tài sản là:
- Thứ nhất, nếu các đương sự trong vụ án không thỏa thuận được giá tài sản tranh chấp;
- Thứ hai, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên đương sự về việc định giá tài sản;
- Thứ ba, mức định giá mà các đương sự có hành vi sai phạm trong định giá bằng việc khai mức giá sai so với giá thực tế.
2. Đặc điểm của định giá tài sản
Việc định giá tài sản sẽ có những đặc điểm nhất định, cụ thể:
Thứ nhất, về mục đích của việc đấu giá tài sản:
- Việc định giá phải được đánh giá tại thời điểm, địa điểm nhất định. Nghĩa là, phải phụ thuộc vào giá trị trường tại nơi có tài sản cần định giá. Chẳng hạn, không thể lấy giá đất ở thành phố Hà Nội để định giá cho tài sản ở vùng nông thôn được.
- Định giá phải được thông quá các hình thức cụ thể và khách quan,Bằng việc đánh giá qua giá chuẩn khung giá, giá giới hạn.
Thứ hai, nguyên tắc định giá tài sản:
- Định giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật,vị trí, quy mô, tính chất, thực trạng của tài sản và giá của thị trường tại thời điểm định giá. Nghĩa là việc định giá phải dựa vào nhiều yếu tố liên quan đến đặc điểm của tài sản cần định giá. Chẳng hạn như thực trạng của tài sản có còn mới hay không, tiêu hao bao nhiêu phần trăm so với tài sản cùng loại lúc đang mới.
- Định giá tài sản phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ pháp luật. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của việc định giá. Nhằm đưa ra quyết định giải quyết vụ án chính xác nhất. Bởi vậy, việc lựa chọn hội đồng định giá rất quan trọng và nghiệm ngặt.
3. Mẫu Biên bản định giá tài sản
CƠ QUAN ĐỊNH GIÁ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN (**)
Căn cứ vào Quyết định tạm giữ (hoặc Quyết định xử lý) số:........, ngày.........., của..............
Căn cứ Bảng giá …. do …. ban hành;
Căn cứ giá bán các sản phẩm mới cùng loại trên thị trường địa phương tại thời điểm khảo sát giá;
Căn cứ vào Biên bản xác định tỷ lệ chất lượng còn lại ngày.......... hoặc Giấy chứng nhận giám định chất lượng số:........., ngày.............. của..................
Hôm nay, ngày......... tháng............ năm..........., tại.............., cơ quan định giá tài sản với các thành phần gồm:
1. Ông, bà:..........................., chức vụ..........................
Cơ quan:.......................................................................
2. Ông, bà:..........................., chức vụ..........................
Cơ quan:......................................................................
3. Ông, bà:..........................., chức vụ..........................
Cơ quan:......................................................................
4. Ông, bà:............................, chức vụ.........................
Cơ quan:......................................................................
Đã họp và thống nhất xác định mức giá của lô hàng theo Quyết định tạm giữ (hoặc Quyết định xử lý) số:............... là:..................... đồng,
Bằng chữ:....................................................................
(Kèm theo biên bản này có Bảng kê chi tiết giá trị của từng loại tài sản)
Biên bản được lập thành …. bản, được các thành viên cùng nhất trí thông qua./.
Đại diện
................. (Ký, ghi rõ họ tên) |
Đại diện
................. (Ký, ghi rõ họ tên) |
Đại diện
................. (Ký, ghi rõ họ tên) |
Đại diện
................. (Ký, ghi rõ họ tên) |
(*): Cơ quan định giá tài sản là: Cơ quan ra quyết định tạm giữ tài sản hoặc Hội đồng định giá tài sản.
(**): Mẫu biên bản này áp dụng cho việc định giá tài sản tạm giữ, định giá khởi điểm để bán đấu giá.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Biên bản định giá tài sản bằng tiếng Anh, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận