Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Sau đây, ACC xin gửi đến bạn cách viết Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động đầy đủ nhất theo pháp luật hiện hành.

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

1. Điều tra tai nạn lao động là gì? Ai phải thực hiện điều tra tai nạn lao động?

Căn cứ theo Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:

"Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều tra tai nạn lao động là hoạt động thu thập chứng cứ, tư liệu... về vụ tai nạn lao động của người có thẩm quyền, có trách nhiệm nhằm tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của vụ tai nạn lao động; từ đó, có biện pháp phòng ngừa, kiến nghị hoặc trực tiếp giải quyết, xử lí... theo quy định của pháp luật.

2. Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ..............................

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

(Nhẹ hoặc nặng)

1. Cơ sở xảy ra tai nạn:

- Tên cơ sở: ............................................................

- Địa chỉ: ....................................................

   thuộc tỉnh/thành phố: ..............................

- Số điện thoại, Fax, Email: ..........................

- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: .............. ...........................

- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở) : ................................

- Loại hình cơ sở: .....................................................................

- Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): .......................

2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người): ..........................................................

3. Tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người): ..............................................

4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

- Họ tên: ...........................................; Giới tính: .........................

- Sinh ngày .............. tháng ............... năm .....................

- Quê quán: .......................................................

- Nơi thường trú: ..............................................

- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): .......................

- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ................................

- Nghề nghiệp: .......................................................

- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ...................... năm

- Tuổi nghề: ............. năm; Hệ số (hoặc mức lương).............; Bậc .................. (nếu có)

- Loại lao động: ............................................................

- Có hợp đồng lao động: ............................................................./ Không có hợp đồng lao động.

- Đã được huấn luyện ATVSLĐ: ..................... có/ không.

5. Thông tin về vụ tai nạn:

- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi ........ giờ ........ phút, ngày ........ tháng ....... năm 

- Nơi xảy ra tai nạn: ......................................

- Thời gian bắt đầu làm việc: ......... giờ .......... phút

- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ......... giờ .......... phút

6. Diễn biến của vụ tai nạn:

7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ hoặc do lỗi của cả NSDLĐ và NLĐ, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi cả NSDLĐ và NLĐ).

8. Kết luận về vụ tai nạn: (Là TNLĐ hay trường hợp tai nạn được coi là TNLĐ hoặc không phải là TNLĐ).......................

9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

........................................................................

10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:

 - Nội dung công việc:

- Người có trách nhiệm thi hành:

- Thời gian hoàn thành:

11. Tình trạng thương tích:

                - Vị trí vết thương: .................................

                - Mức độ tổn thương: .........................

12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:

13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):

Tổng số ................................ đồng, trong đó:

   + Chi phí y tế: ....................................... đồng;

   + Trả lương trong thời gian điều trị: ......................... đồng;

   + Bồi thường hoặc trợ cấp: ............................ đồng;

- Thiệt hại tài sản/ thiết bị: .................................................... đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA

TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA

(ký, ghi rõ họ tên)

3. Ai có trách nhiệm thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động?

khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động

1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.

2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:

a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.

4.Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.

6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 11 Nghị định này.

7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.

8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:

a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;

b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.

9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian sau đây:

- 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người.

- Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo