Biên bản bù trừ công nợ là văn bản ghi chép lại thỏa thuận giữa hai bên về việc bù trừ các khoản nợ mà họ có qua lại với nhau. Sau đây, ACC xin hướng dẫn chi tiết Mẫu Biên bản bù trừ công nợ mới nhất mới nhất theo pháp luật hiện hành.
1. Công nợ là gì?
Công nợ là một thuật ngữ kế toán thường gặp, có thể hiểu đơn giản, khi cá nhân hoặc doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ, hoặc phát sinh trong kỳ thanh toán với một cá nhân, tổ chức khác, nhưng chưa thể trả tiền tại thời điểm đó mà phải chuyển sang kỳ thanh toán sau, thì được gọi là công nợ.
2. Mẫu Biên bản bù trừ công nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
-----***-----
BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNG NỢ
Số:…/…./……….-………….
Hôm nay, ngày….. tháng ….. năm….., tại…………, chúng tôi gồm có:
BÊN A : CÔNG TY TNHH ………………………………………………….
Địa chỉ : [.........]
Mã số thuế : [.........]
Điện thoại : [.........] Fax: [.........]
Đại diện : Ông [.........] Chức vụ: Giám đốc
Tài khoản Ngân Hàng : [.........] tại Ngân Hàng……………….- CN [.........].
(Sau đây gọi tắt là “Bên A”)
BÊN B : CÔNG TY CỔ PHẦN ……………………………………………
Địa chỉ : [.........]
Mã số thuế : [.........]
Điện thoại : [.........] Fax: [.........]
Đại diện : Ông [.........] Chức vụ: Giám đốc
Tài khoản Ngân Hàng : [.........] tại Ngân Hàng……………….- CN [.........].
(Sau đây gọi tắt là “Bên B”)
Sau khi bàn bạc cả 2 bên bên cùng thống nhất và thoả thuận một số nội dung sau:
Căn cứ theo:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được hai bên …. ký ngày….tháng…. năm….. về việc……
- Phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản nghiệm thu bàn giao.
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
- Phiếu chi, phiếu thu, báo nợ, báo có.
- Biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên ngày…. tháng… năm…..
Tính đến ngày …./...../2023 Bên A Còn nợ Bên B số tiền là:
Hai bên đồng ý cấn trừ khoản nợ trên vào số tiền bên B còn nợ bên A là
Sau khi cấn trừ khoản công nợ trên thì số nợ bên …. còn nợ bên …. là…..........đồng. Số tiền này sẽ được bên …. thanh toán nốt bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trước ngày… tháng… năm …..
Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Biên bản được thành lập làm 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
3. Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT không?
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC), việc thanh toán bù trừ công nợ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo các điều kiện sau:
- Quy định cụ thể trong hợp đồng: Hợp đồng giữa các bên phải cụ thể quy định việc thanh toán bù trừ công nợ. Điều này đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xác định các khoản nợ và thanh toán.
- Biên bản đối chiếu số liệu: Việc có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận của các bên về việc thanh toán bù trừ công nợ là quan trọng để chứng minh rằng việc thanh toán đã được thực hiện và được chấp nhận bởi cả hai bên.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Nếu phần giá trị còn lại sau khi bù trừ công nợ là từ 20 triệu đồng trở lên, thì việc thanh toán phải được chứng nhận thông qua ngân hàng. Điều này giúp theo dõi và xác minh việc thanh toán một cách chính xác và bảo đảm tính minh bạch trong giao dịch.
Ngoài ra, Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định rằng để trừ các khoản chi không được trừ thuế, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Khoản chi phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định.
- Khoản chi có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị ≥ 20 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán và phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Biên bản bù trừ công nợ. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận