Biên bản bàn giao là loại văn bản được sử dụng khi bàn giao tài sản, hàng hóa, công việc. Để biết thêm chi tiết về các mẫu biên bản bàn giao thường được sử dụng, ACC xin giới thiệu tới các bạn bài viết sau đây.

Mẫu Biên bản bàn giao thường được sử dụng
1. Khi nào sử dụng Biên bản bàn giao?
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa các cá nhân hoặc doanh nghiệp. Tại Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được thể hiện bằng văn bản rõ ràng, điều này dẫn đến khó khăn trong giải quyết các tranh chấp và chứng minh số lượng tài sản thực tế đã bàn giao. Để tránh những tranh chấp không đáng có, lúc này, biên bản bàn giao đóng vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm và giải quyết tranh chấp. Do đó, mỗi biên bản bàn giao cần được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
2. Mẫu Biên bản bàn giao thường được sử dụng
2.1. Biên bản bàn giao thiết bị
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ
Hôm nay, ngày….tháng…năm….tại……………………………chúng tôi gồm có:
BÊN GIAO:
1…………………
2……………........
3…………………
BÊN NHẬN:
1………………..
2…………………
Bên giao bàn giao một số thiết bị như sau:
STT |
Tên thiết bị |
Thông số kỹ thuật, mã thiết bị |
Số lượng |
Hiện trạng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên giao giao cho…….là chủ của sản đã kiểm tra về thông tin sản phẩm, sau khi bàn giao bên nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hai bên thống nhất lập biên bản bàn giao theo những nội dung như trên và biên bản bàn giao thiết bị được lập thành 02 bản giống nhau, mỗi bên giữ một bản có giá trị tương đương nhau.
Bên giao |
Bên nhận |
2.2. Biên bản bàn giao công việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG VIỆC
Hôm nay, ngày.../...../....., tại.......................................................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
II. Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
Lý do bàn giao:
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Cùng tiến hành bàn giao công việc với nội dung như sau:
A. BÀN GIAO CÔNG VIỆC |
||||
STT |
Nội dung công việc |
Người nhận |
||
1 |
|
|
||
2 |
|
|
||
… |
|
|
||
B. BẢN GIAO TÀI LIỆU, TÀI SẢN |
||||
STT |
Tên tài liệu, tài sản |
Số lượng |
Tình trạng |
Vị trí |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
Người bàn giao cam đoan rằng toàn bộ nội dung công việc đang thực hiện và toàn bộ tài liệu, tài sản đang sử dụng đã được bàn giao đầy đủ. Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao (Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên nhận (Ký, ghi rõ họ tên) |
Bên làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) |
2.3. Biên bản bàn giao tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày.../...../....., tại.......................................................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
II. Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT |
Tên tài sản |
Đơn vị |
Số lượng |
Tình trạng |
Thành tiền |
Chữ ký nhận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý..
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./
Người bàn giao (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người nhận bàn giao (Ký, ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng (Ký, ghi rõ họ tên) |
*Lưu ý rằng các biên bản này chỉ có giá trị tham khảo, người lập biên bản cần tuân theo quy định của pháp luật hiện hành và thông tin cụ thể trên thực tế.
3. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao
Biên bản bàn giao có giá trị pháp lý quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Dưới đây là những điểm cụ thể về giá trị pháp lý của biên bản bàn giao:
- Chứng cứ xác nhận việc chuyển giao tài sản: Biên bản bàn giao là tài liệu chứng minh việc chuyển giao tài sản đã diễn ra, bao gồm các chi tiết như loại tài sản, số lượng, tình trạng và thời điểm bàn giao.
- Xác định trách nhiệm và quyền lợi: Biên bản này giúp xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Nếu xảy ra tranh chấp, biên bản sẽ là căn cứ pháp lý để xác định ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm.
- Cơ sở giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, biên bản bàn giao là tài liệu quan trọng để cơ quan pháp luật hoặc các bên liên quan dựa vào để giải quyết vấn đề. Nó giúp làm rõ các điều khoản và nội dung đã được thỏa thuận ban đầu.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Việc lập biên bản bàn giao giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia, đặc biệt là trong các giao dịch có giá trị lớn hoặc phức tạp.
- Công cụ quản lý nội bộ: Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, biên bản bàn giao là công cụ quản lý nội bộ hiệu quả, giúp theo dõi và kiểm soát tài sản, công việc một cách rõ ràng và minh bạch.
Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu Biên bản bàn giao thường được sử dụng. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận