Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2018 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế, tạo cơ chế pháp lý cho cơ quan cạnh tranh quốc gia thực thi hiệu quả, từ đó tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng. Tuy nhiên, sau 04 năm ứng dụng vào đời sống, Luật cạnh tranh 2018 vẫn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập. Bài viết dưới đây của ACC về hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Những mặt hạn chế, bất cập của Luật Cạnh tranh 2018
I. Kết quả thực hiện Luật Cạnh tranh 2018
Thứ nhất, về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, thực thi Luật Cạnh tranh: Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định hướng dẫn thực thi Luật Cạnh tranh 2018: (i) Ngày 26 tháng 9 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh; (ii) Ngày 24 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.
Thứ hai, về công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật: Để Luật Cạnh tranh 2018 thực sự đi vào cuộc sống, đặc biệt là những điểm mới của luật được cơ quan, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ, thực thi, công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn được đẩy mạnh và bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế: hội thảo, khóa đào tạo, in tài liệu, sách hướng dẫn…
Thứ ba, tăng cường triển khai kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường: Từ năm 2019 đến nay đã tiếp nhận và xử lý 125 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 với số lượng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là 258 doanh nghiệp, trong đó, số lượng doanh nghiệp nước ngoài là 131(chiếm 51%) và số lượng doanh nghiệp Việt Nam là 127 (chiếm 49%); Chủ động nghiên cứu, rà soát các giao dịch mua bán, sáp nhập trên thị trường; Giám sát việc thực hiện quyết định xin hưởng miễn trừ tập trung kinh tế của doanh nghiệp.Thường xuyên rà soát các giao dịch tập trung kinh tế trên thị trường, cập nhật, thống kê và tổng hợp dữ liệu về tình hình mua bán, sáp nhập, hợp nhất, liên doanh của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ tư, về quản lý hạn chế cạnh tranh: Chủ động tiến hành điều tra tiền tố tụng khoảng gần 100 vụ việc trên nhiều thị trường, lĩnh vực, ngành nghề để thu thập, xác minh các thông tin, dấu hiệu về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, trên cơ sở đó khởi xướng điều tra 5 vụ việc và đã có báo cáo Hội đồng cạnh tranh để xử lý đối với 4 vụ việc, trong đó có những vụ việc có tính thời sự và nhận được nhiều sự quan tâm như vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường du lịch, vụ việc grab/uber.
Thứ năm, về điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh: trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021, đã tiến hành điều tra theo thủ tục tố tụng cạnh tranh với 18 vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2004, thu về tổng số tiền phạt 1,621,000,000 đồng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị điều tra và xử lý tập trung chủ yếu vào các dạng hành vi: quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, dèm pha doanh nghiệp khác, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, bán hàng đa cấp bất chính (theo Luật Cạnh tranh 2004, bán hàng đa cấp bất chính được liệt kê là một trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh).
II. Những mặt hạn chế, bất cập của Luật cạnh tranh 2018
1. Việc triển khai tổ chức thực thi Luật Cạnh tranh 2018 còn gặp phải khó khăn do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa được thành lập nên công tác điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn 2019-2021 không thể triển khai theo quy định. Với mong muốn xây dựng mô hình cơ quan cạnh tranh có vị thế đủ mạnh, độc lập để thực hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức thực thi Luật Cạnh tranh nhằm duy trì, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, góp phần ổn định thị trường, phát triển kinh tế, xã hội, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục báo cáo Chính phủ sớm kiện toàn mô hình, tổ chức hoạt động hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Khi Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực, Hội đồng Cạnh tranh cũng chấm dứ sự tồn tại của mình, còn Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chỉ là một cơ quan cấp cục thuộc Bộ Công Thương. Vậy, cơ quan nào đang thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban cạnh tranh quốc gia? Đây là một khoảng trống pháp lý mà trách nhiệm chính thuộc về chính phủ và bộ công thương.
III. Kết luận
Luật Cạnh Tranh 2018 có hiệu lực từ 01/07/2019 với nhiều cải cách sâu, rộng được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích to lớn thúc đẩy môi trường kinh doanh, cạnh tranh tự do, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mọi cải cách đều không thể xem là hoàn hảo, nhiều vấn đề được quy định trong luật này chắc chắn cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian sắp tới nhằm đảm bảo hiệu quả điều chỉnh trên thực tế.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Những mặt hạn chế, bất cập của Luật Cạnh tranh 2018. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Những mặt hạn chế, bất cập của Luật Cạnh tranh 2018, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận