Thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh tiền lương đóng BHXH

1. Thành phần hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

**NLĐ: NLĐ chưa có mã số BHXH (hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH): Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

**Đơn vị SDLĐ:

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT);

- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Trình tự thực hiện báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

Bước 1:

**NLĐ:

- Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;

- Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.

**Đơn vị SDLĐ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH:

- Lập Mẫu D02-LT;

- Lập Mẫu D01-TS.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.

bhxh

 

3. Cách thức thực hiện báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

- Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;

- Không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.

**Kết quả giải quyết

- Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Sổ BHXH, thẻ BHYT.

- Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Cơ quan BHXH ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.

Căn cứ: Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Báo tăng giảm BHxH là gì?

Trả lời: Báo tăng giảm BHxH (Bảo hiểm xã hội) là quy trình thông báo và cập nhật thông tin về số lượng lao động trong doanh nghiệp, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này giúp cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội nắm bắt thông tin để tính toán đúng mức đóng bảo hiểm và các quyền lợi liên quan cho người lao động.

Câu hỏi 2: Khi nào cần báo tăng giảm BHxH?

Trả lời: Doanh nghiệp cần báo tăng giảm BHxH khi có sự thay đổi về số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Thông tin báo tăng giảm cần được cập nhật trong các trường hợp như:

  • Tăng nhân viên mới vào làm việc.
  • Nghỉ việc, chuyển công ty hoặc chuyển ngành nghề.
  • Thay đổi lương, hợp đồng lao động, hoặc số ngày làm việc.

Câu hỏi 3: Thủ tục báo tăng giảm BHxH như thế nào?

Trả lời: Thủ tục báo tăng giảm BHxH bao gồm:

  1. Lập biểu mẫu thông báo: Điền thông tin chi tiết về nhân viên tăng hoặc giảm, gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, mã số BHXH, ngày tháng bắt đầu tăng giảm.
  2. Ký xác nhận: Người đại diện doanh nghiệp ký xác nhận trên biểu mẫu.
  3. Nộp thông tin: Nộp biểu mẫu thông báo tăng giảm cùng các giấy tờ liên quan (nếu có) tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp đóng.

Câu hỏi 4: Hậu quả của việc không báo tăng giảm BHxH?

Trả lời: Việc không báo tăng giảm BHxH có thể gây ra các vấn đề như:

  • Đóng sai mức đóng BHXH, dẫn đến việc đóng nhiều hoặc ít hơn so với thực tế.
  • Không nhận được các quyền lợi đúng mức từ bảo hiểm xã hội.
  • Xử lý sai trong việc tính toán mức lương hưu, thưởng nghỉ hưu, và các khoản trợ cấp liên quan đến BHXH.

Vì vậy, đảm bảo báo tăng giảm BHxH đúng thời hạn và đầy đủ là rất quan trọng để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo