Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là gì?

Thủ tục thanh toán là một phần quan trọng không thể thiếu trong các hợp đồng thương mại nội địa và quốc tế. Để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra theo đúng cam kết, các bên thường sử dụng hình thức bảo lãnh thanh toán. Vậy bảo lãnh thanh toán là gì? Quy định và thủ tục bảo lãnh thanh toán như thế nào? cũng như biết thêm về Bảo lãnh thanh toán trong tiếng Anh. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

62ac424b3cb97

Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là gì?

1. Bảo lãnh thanh toán là gì? 

Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đối với bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.

Bảo lãnh thanh toán thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm như sau:

- Các bên tham gia: Nhà xuất khẩu (người bán, cung ứng) là người thụ hưởng bảo lãnh; Nhà nhập khẩu (người mua, người đặt hàng) là người yêu cầu bảo lãnh.

- Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó, người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kì hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng.

- Đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng để thay thế cho phương thức tín dụng chứng từ.

2. Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là gì?

Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là Payment guarantee.

Bảo lãnh thanh toán ngân hàng tiếng Anh là Payment guarantee via bank.

3. Mẫu bảo lãnh thanh toán

Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có các mẫu bảo lãnh thanh toán khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung cần ràng buộc, thông tin các bên cần cung cấp.

Bảo lãnh thanh toán về cơ bản cần phải có những nội dung sau:

– Số chứng thư bảo lãnh để ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa Ngân hàng và bên được bảo lãnh.

– Thông tin của các bên trực tiếp và có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bao gồm:

+ Các thông tin của bên nhận bảo lãnh (về Tên, địa chỉ,…)

+ Thông tin của bên bảo lãnh (Tên, địa chỉ)

+ Thông tin của bên được bảo lãnh (Tên, địa chỉ)

– Giá trị của bảo lãnh thanh toán để xác định giá trị của nghĩa vụ. Thông thường, bảo lãnh thanh toán có giá trị bằng 100% giá trị của hợp đồng được ký kết giữa 2 bên. Trên thực tế, các bên cũng có thể xác định giá trị khác tùy thuộc khả năng, năng lực, phạm vi bảo lãnh.

– Thông tin về hợp đồng thương mại, thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên: Bao gồm Số hợp đồng, ngày ký kết,…

– Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh thường là “vô điều kiện, không hủy ngang”.

– Điều kiện để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Tức là các phát sinh trên thực tế khiến cho bên được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Như hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh đã không hoàn thành đúng nghĩa vụ thanh toán, yêu cầu thanh toán, chứng thư bảo lãnh bản gốc,….

– Thời hạn bảo lãnh: Có thể quy định cụ thể số ngày kể từ ngày phát hành, hoặc tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên.

– Số lượng chứng thư bảo lãnh thanh toán được lập: thường chỉ có 1 bản gốc.

4. Quy định về bảo lãnh thanh toán

Bảo lãnh thanh toán cũng như các loại bảo lãnh khác đều có quy định chung như sau:

Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.

Bảo lãnh thanh toán sẽ chỉ giới hạn số tiền được nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán, chứ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nghĩa là, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, bất kể đó là tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường,….

Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.

Trong trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.

5. Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng

Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Phát sinh yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
  • Bước 2: Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản gồm:

+ Đơn đề nghị mở bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

+ Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo

+ Hợp đồng thương mại

  • Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ được khách hàng cung cấp dựa trên các yếu tố:

– Tính khả thi của dự án

– Tính pháp lý

– Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh

– Tài sản đảm bảo

– Tình hình tài chính của bên được bảo lãnh

Nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng theo các tiêu chí nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành mở bảo lãnh thanh toán đối với Hợp đồng thương mại đã được ký kết đó.

  • Bước 4: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh (tách biệt hoàn toàn với hợp đồng thương mại)
  • Bước 5: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
  • Bước 6: Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán (trả gốc, lãi, các khoản phí phát sinh)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bảo lãnh thanh toán. Hy vọng, các bạn đã hiểu Bảo lãnh thanh toán tiếng Anh là gì? và có thêm cho mình một kiến thức tài chính mới được áp dụng thường xuyên và phổ biến trong hoạt động thương mại.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo